Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng

Top 3 Căn Nhà Giá 10 Tỷ Nên Mua Tại Gò Vấp

Xin kính chào quý Cô/Chú và Anh/Chị đang quan tâm tìm mua nhà tại Gò Vấp.

Hôm nay, NTH Property xin tổng hợp 3 căn nhà 10 tỷ đáng mua ở Gò Vấp tại thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, quý Cô/Chú và Anh/Chị có cần tìm nhà phần khúc 7 tỷ hoặc giảm sâu có thể nhắn nhu cầu cho đội ngũ NTH Property để được tư vấn nhà phù hợp!

1. Nhà Phong Cách Indochine, Mặt Tiền Đường Số 9

Vị trí trung tâm tam giác Thống Nhất, Nguyễn Văn Lượng, Lê Đức Thọ

- Diện tích đất: 62m2 (ngang 4m) không lỗi phong thủy cực đẹp
- Kết cấu: 4 tầng + 1 lửng

🤩 Phù hợp để ở, kinh doanh bán lẻ, cho thuê.....

⭐ Lợi thế: mặt tiền đường số 9, tiềm năng tăng giá khi lộ giới mở rộng lên 8 mét (các đoạn khác của đường số 9 đã mở rộng rất to)
🌟 Khu vực an ninh, gần bên Nhà Văn Hóa Thiếu Nhi Gò Vấp. Di chuyển 5p đến Lottemart Nguyễn Văn Lượng
🌟 Nhà mới xây chưa sử dụng, tiền xây dựng đã rơi vào hơn 2 tỷ
💵 8,x tỉ cho cả nhà và đất (quá tốt cho vị trí mặt tiền đường số)🤩

2. Nhà liên kế khu đồng bộ, compound riêng tư đẹp

Vị trí mặt tiền Lê Văn Thọ

- Diện tích đất: 80m2 (ngang 4m) vuông vức không lỗi phong thủy cực đẹp
- Kết cấu: 4 tầng

🤩 Phù hợp để ở, văn phòng công ty, spa.....

⭐ Lợi thế: Vị trí khu mặt tiền đường Lê Văn Thọ, là khu compound an ninh. Đường nội bộ 10met có vỉa hè và cây xanh mát mẻ

🌟 Di chuyển 5phut đến Coopmartrạp chiếu phim Quang Trung
🌟 Khu vực riêng tư, cư dân văn minh thân thiện.

💵 10,x tỉ cho cả nhà và đất (Đường trước nhà 10 mét mà chưa đến 95tr/m2)🤩

3. Mặt tiền đại lộ Nguyễn Oanh

- Diện tích đất: 61,4m2 (ngang 4m) vuông vức không lỗi phong thủy cực đẹp
- Kết cấu: 3 tầng + Sân Thượng

🤩 Phù hợp để mở văn phòng công ty, kinh doanh đa ngành nghề.....

⭐ Lợi thế: Vị trí khu mặt tiền đường Nguyễn Oanh, giữa 2 đoạn nút giao Quang Trung và Phan Văn Trị. Là đường huyết mạch trục Phú Nhuận đi Quận 12.

🌟 Hiện đang cho thuê mỗi tháng 30 triệu (Dể dàng cho thuê giá cao hơn nữa).

💵 Giá bất ngờ, mặt tiền đại lộ mà đơn giá chỉ bằng đường nhánh: 10,x tỉ cho cả nhà và đất 🤩

Top 2 Căn Nhà Cắt Lỗ Giảm Giá Mạnh

Xin kính chào quý Cô/Chú và Anh/Chị đang quan tâm tìm mua nhà tại Gò Vấp.

Hôm nay, NTH Property xin tổng hợp 3 căn nhà giảm sâu đáng mua ở tại thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, quý Cô/Chú và Anh/Chị có cần tìm nhà đất để ở hoặc đầu tư có thể nhắn nhu cầu cho đội ngũ NTH Property để được tư vấn nhà phù hợp!

Căn số 1. Nhà nội thất sịn, mặt tiền đường số 10 (Giá đất 75 triệu/m2)

- Diện tích đất: 95m2 (ngang 5m) vuông vắn không lỗi phong thủy cực đẹp
- Kết cấu: 3 tầng + sân thượng

🤩 Phù hợp để ở, văn phòng công ty, spa.....

⭐ Lợi thế: Vị trí khu mặt tiền đường số 10 (200 mét đến Nguyễn Văn Khối), quận Gò Vấp. Đường hiện hữu 12met có vỉa hè và cây xanh mát mẻ. Tiềm năng tăng giá khi mở rộng đường lên 16 mét

🌟 Di chuyển 10 phút đến Coopmart và Khu công nghệ cao Quang Trung, 10 phút đến Quốc Lộ 1A đi Bình Dương, Củ Chi ...

💵 Giá nhà bao gồm nội thất gỗ tự nhiên (gỏ đỏ) đã đến 6 tỷ. Nay bán cả nhà và đất chỉ 13,x tỉ (Đường số mà chưa đến 75tr/m2)🤩

2. Villa ven sông 240m2

Vị trí đắc địa có 1 không 2

- Diện tích đất: 240m2 (ngang 15m) vuông vắn không lỗi phong thủy cực đẹp
- Kết cấu: 3 tầng + sân thượng

🤩 Phù hợp để ở, văn phòng công ty, spa.....

⭐ Lợi thế: Vị trí đắc địa tại trục Phạm Văn Đồng, giáp sông, thuộc khu biệt thự đồng bộ tại quận Bình Thạnh. Đường hiện hữu 12met có vỉa hè và cây xanh mát mẻ.

🌟 Di chuyển 10 phút đến Sân Bay TSN và 5 phút đến Thủ Đức, Quận 1 ...

💵 Giá cả Villa và 240m2 đất là 27ty 🤩

Toàn cảnh đoạn vành đai 2 sẽ mở nối đường Phạm Văn Đồng - nút giao Gò Dưa

Đoạn vành đai 2 nối đường Phạm Văn Đồng - nút giao Gò Dưa có chiều dài khoảng 2,7 km, tổng đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng.

Đoạn vanh đai 2 nối đường Phạm Văn Đồng - nút giao Gò Dưa thể hiện trên bản đồ Google vệ tinh

Toàn tuyến vành đai 2 TP HCM hiện còn 4 đoạn chưa được khép kín. Trong đó, đoạn 3 là đoạn nối từ đường Phạm Văn Đông - nút giao Gò Dưa. Đây là đoạn duy nhất trong 4 đoạn khép kín đường vành đai 2 đã được triển khai thi công nhưng cũng đang rơi vào tình trạng dang dở. Trong ảnh là điểm đầu của đoạn 3 dự án khép kín vành đai 2
Tại khu vực giao giữa vành đai 2 TP HCM với đường Phạm Văn Đồng, sẽ có dạng nút giao khác mức ba tầng với ba cầu vượt, nút giao này và nút giao Bình Thái là hai nút giao lớn sẽ được TP HCM xây dựng trên các đoạn của dự án khép kín đường vành đai 2
Đoạn 3 dự án khép kín vành đai 2 có chiều dài khoảng 2,7 km, được khởi công cuối năm 2017 với tổng đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng 1.410 tỉ đồng, tách thành dự án riêng do TP Thủ Đức triển khai. Dự án đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao).

Điểm cuối tuyến nằm tại nút giao Gò Dưa, đồng thời sẽ mở rộng đường số 11 hiện hữu tại khu vực nút giao Gò Dưa. Nút giao Gò Dưa cũng chính là điểm cuối của tuyến vành đai 2 TP HCM. Ngoài đoạn 3 là đoạn nối đường Phạm Văn Đồng - Nút giao Gò Dưa, TP HCM cũng dự chi 13.639 tỷ đồng ngân sách trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện hai đoạn của vành đai 2 qua TP Thủ Đức, tương đương 80% tổng mức đầu tư hai đoạn này. Phần kinh phí còn lại khoảng 3.410 tỷ đồng sẽ cân đối bố trí ở giai đoạn 2026 - 2030. Trong đó, đoạn 1 (từ cầu Phú Hữu tới Xa lộ Hà Nội) có tổng mức đầu tư dự kiến gần 8.600 tỷ đồng, đoạn 2 (từ Xa lộ Hà Nội tới đường Phạm Văn Đồng) hơn 8.400 tỷ đồng.

Hạn mức giao đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024 là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 252 Luật Đất đai 2024 thì Luật Đất đai 2024 sẽ phát sinh hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025. Tuy nhiên, Điều 190 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2024.

Hôm nay, mời bạn đọc cùng NTH Property giải đáp thắc mắc: Hạn mức giao đất nông nghiệp chính thức theo Luật Đất đai 2024 như thế nào? Phân loại đất theo Luật Đất đai 2024 ra sao?

Hạn mức giao đất nông nghiệp chính thức theo Luật Đất đai 2024 như thế nào?

Hạn mức giao đất nông nghiệp chính thức được quy định tại Điều 176 Luật Đất đai 2024 với từng loại đất cụ thể như sau:

Trường hợp 1

Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

- Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

- Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

Trường hợp 2

Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Trường hợp 3

Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất:

- Đất rừng phòng hộ;

- Đất rừng sản xuất là rừng trồng.

Trường hợp 4

Cá nhân được giao nhiều loại đất trong các loại đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 ha; trường hợp được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng, không quá 25 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi; trường hợp được giao thêm đất rừng sản xuất là rừng trồng thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 ha.

Hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các trường hợp trên và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân để đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Cần lưu ý các trường hợp sau về hạn mức giao đất nông nghiệp:

- Đối với diện tích đất nông nghiệp của cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú thì cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân.

- Cơ quan có chức năng quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho cá nhân gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó đăng ký thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.

- Diện tích đất nông nghiệp của cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp.

Phân loại đất theo Luật Đất đai 2024 ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 thì căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng. Trong đó:

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm:

- Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;

- Đất trồng cây lâu năm;

- Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;

- Đất nuôi trồng thủy sản;

- Đất chăn nuôi tập trung;

- Đất làm muối;

- Đất nông nghiệp khác.

Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm:

- Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;

- Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;

- Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);

- Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;

- Đất có mặt nước chuyên dùng;

- Đất phi nông nghiệp khác.

Nhóm đất chưa sử dụng là đất chưa xác định mục đích sử dụng và chưa giao, chưa cho thuê.

Vi phạm giao thông bao lâu thì tra cứu phạt nguội có kết quả? Kiểm tra phạt nguội ra sao?

Việc lắp đặt thiết bị camera trên các tuyến đường trọng điểm nhằm kiểm soát tình trạng giao thông cũng như xử lý các trường hợp vi phạm luật ATGT đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhưng về quy trình, thủ tục tiến hành xử lý "phạt nguội" thì nhiều người dân vẫn đang có nhiều vướng mắc như: Thời gian thông báo phạt nguội là bao lâu? Vi phạm giao thông bao lâu thì tra cứu phạt nguội có kết quả? Tra cứu phạt nguội ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu.

Vi phạm giao thông sau thời gian bao lâu thì tra cứu phạt nguội có kết quả?

Việc tra cứu phạt nguội sau thời gian bao lâu hiện chưa được quy định cụ thể, bởi điều này phụ thuộc vào việc hành vi vi phạm đó bị phát hiện sau bao lâu kể từ lúc thực hiện.

Theo Thông tư 15/2022/TT-BCA, khi phát hiện vi phạm qua hệ thống phạt nguội, lực lượng CSGT nơi phát hiện vi phạm sẽ xác minh thông tin về phương tiện vi phạm. Sau đó, gửi thông báo phạt nguội đến chủ phương tiện và mời người đó đến trụ sở để giải quyết vụ việc.

Thời gian cơ quan Công an có thẩm quyền phát hiện vi phạm, gửi thông báo phạt nguội đến chủ phương tiện là 10 ngày làm việc (không tính ngày cuối tuần, nghỉ Lễ Tết) kể từ khi phát hiện hành vi vi phạm người điều khiển phương tiện thực hiện thông qua hệ thống camera giám sát. 

Trong thời hạn 10 ngày này, người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nơi phát hiện hành vi vi phạm của người lái xe phải tiến hành:

Xác nhận thông tin về phương tiện, chủ phương tiện tham gia giao thông,.. có liên quan tới hành vi vi phạm dựa vào những thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký xe cùng Kho dữ liệu quốc gia về dân cư.

Xác định cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hành vi vi phạm an toàn giao thông. Một là cơ quan Công an nơi phát hiện hành vi của người lái xe và hai là cơ quan Công an nơi chủ phương tiện cư trú hoặc đóng trụ sở.

Nếu quá 20 ngày kể từ ngày phát đi thông báo phạt nguội mà người vi phạm không xuất hiện tại trụ sở cơ quan Công an để giải quyết thì cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm sẽ tiến hành đưa thông tin phương tiện vi phạm lên Trang quản lý của Cục Cảnh sát giao thông. Đồng thời CSGT sẽ gửi thông báo đến cơ quan đăng kiểm để cho phương tiện vi phạm vào danh sách cảnh báo, có nguy cơ không được đăng kiểm.

Các cách tra cứu phạt nguội nhanh và chuẩn nhất 

Người dân có thể tự tiến hành tra cứu phạt nguội tại nhà một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất bằng 2 cách dưới đây:

Kiểm tra trên web phatnguoi.vn 

Đây là trang web miễn phí cho phép người dân tra cứu phạt nguội đối với tất cả các phương tiện, từ ô tô cho đến xe máy với độ chính xác tuyệt đối. Nguồn thông tin trên web uy tín 100% do được lấy trực tiếp từ Cục Cảnh Sát Giao Thông - Bộ Công An nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. 

Để tra cứu phạt nguội ô tô, xe máy toàn quốc trên phatnguoi.vn, bạn hãy làm theo 3 bước sau đây:

Bước 1: Truy cập website https://phatnguoi.vn/.

Bước 2: Chọn loại phương tiện (ô tô, xe máy, xe máy điện) và nhập chính xác biển số xe (viết liền không cách - VD: 59A66666). Điểm cộng của trang web này là bạn không cần nhập mã xác thực phức tạp như những trang web check phạt nguội khác.

Bước 3: Nhấn nút "Tra cứu" và chờ kết quả sau vài giây. 

Nếu bạn bị phạt nguội, trang web sẽ hiển thị đầy đủ thông tin: Ngày - giờ vi phạm, địa điểm vi phạm, biển số xe, cơ quan tiếp nhận xử lý,... Ngược lại, nếu phương tiện của bạn không bị dính phạt nguội, trang web sẽ hiển thị là không tìm thấy thông tin.

App Tra cứu phạt nguội 247

"Tra cứu phạt nguội 247" là ứng dụng điện thoại tiện lợi, giúp người dân nhanh chóng tra cứu phạt nguội ô tô, xe máy, xe máy điện trên phạm vi toàn quốc một cách chính xác tuyệt đối. Đồng thời app Tra cứu phạt nguội 247 giúp người dân cập nhật thông tin về mức phạt chi tiết đối với từng lỗi vi phạm. 

Tính năng nổi bật của app:

*Tra cứu phương tiện vi phạm phạt nguội giao thông miễn phí, phạm vi toàn quốc.

*Kết quả hiển thị chi tiết lỗi vi phạm, ngày giờ và địa điểm xảy ra vi phạm.

*Cập nhật thông tin mức phạt đối với từng lỗi vi phạm.


Để kiểm tra phạt nguội trên app "Tra cứu phạt nguội 247" rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Vào cửa hàng ứng dụng, tải app về máy

Bước 2: Mở app lên và nhập thông tin biển số xe của mình. Lưu ý viết liền không cách. VD: 59A66666

Bước 3: Nhấn "Tra cứu" và chờ kết quả trong vài giây, không cần phải nhập mã xác thực phức tạp như những app khác.

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có được câu trả lời cho việc vi phạm giao thông bao lâu thì tra cứu phạt nguội có kết quả. Đồng thời, với 2 cách tra cứu nhanh và chính xác trên, các bạn sẽ có thể kịp thời nắm bắt thông tin phạt nguội của mình, từ đó nộp phạt đúng hạn, tránh được những hậu quả đáng tiếc.

Bán 99% vốn điều lệ của Bệnh viện Đại học Y Dược - HAGL để trả nợ trái phiếu

Hoàng Anh Gia Lai công bố nghị quyết bán 99% vốn điều lệ của Bệnh viện Đại học Y Dược - HAGL để trả nợ trái phiếu. Trong quý 3, HAGL cũng đã bán khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, thu về 180 tỷ đồng. Số tiền này dự kiến để trả nợ trái phiếu HAGL được phát hành năm 2016 cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) vừa thông qua Nghị quyết chuyển nhượng cổ phần CTCP Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ gốc trái phiếu 2016. Số cổ phần chuyển nhượng là 9,9 triệu cổ phần, chiếm 99% vốn điều lệ tại Bệnh viện. HĐQT Uỷ quyền và giao cho bà Hồ Thị Kim Chi - Phó Tổng Giám đốc, đại diện ký các hợp đồng, thoả thuận, văn bản, tài liệu và triển khai thực hiện các thủ tục liên quan đến việc chuyển nhượng này.

Bệnh viện Đại học Y Dược - HAGL được thành lập năm 2011, địa chỉ tại phường Trà Bá, TP Pleilu (Gia Lai), cạnh Quốc lộ 19. Vốn đầu tư ban đầu là 250 tỷ đồng, hoàn thành sau gần 2 năm thi công.
Vào thời điểm ký hợp tác thành lập, đại diện HAGL cho biết việc xây dựng bệnh viện nhằm chia sẻ khó khăn về y tế của vùng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Ngoài ra, bệnh viện cũng sẽ chăm sóc, điều dưỡng cho toàn bộ cán bộ nhân viên tập đoàn.

Theo giới thiệu trên website từ năm 2012, bệnh viện đa khoa này được thành lập dựa trên sự hợp tác của Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM và Tập đoàn HAGL. Lúc đó, bệnh viện có 11 khoa nội trú, 6 phòng chức năng, 20 phòng khám chuyên khoa, 4 phòng mổ.

Theo: cafef.vn

15 năm nằm im, dự án Suối Hoa tại Đà Lạt của ông Johnathan Hạnh Nguyễn sắp triển khai

Dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Suối Hoa (phường 7, TP Đà Lạt) do công ty ông Johnathan Hạnh Nguyễn đầu tư

 Vào 18/12 vừa rồi, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản yêu cầu Công ty Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO, do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm chủ tịch hội đồng quản trị) tiếp tục triển khai dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Suối Hoa (phường 7, TP Đà Lạt). Đây là dự án được phê duyệt đầu tư vào năm 2008. Khi đó, SASCO đã triển khai dự án theo đúng các quy định của pháp luật, hoàn thành giai đoạn chuẩn bị dự án và đang thực hiện giai đoạn xây dựng. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, dự án chưa thể thực hiện các nguyên nhân sau: 

1. Thời gian lập quy hoạch và thực hiện các thủ tục thuê rừng (2009-2010)

2. Thời gian chờ hướng dẫn thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng phòng hộ từ UBND tỉnh Lâm Đồng và Bộ Tài nguyên Môi trường để thực hiện dự án (Từ 2011 – 2019).

3. Đóng cửa rừng theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ (Thông báo số 191/TB-VPCP, ngày 22/07/2016). 

4. Xử lý việc chồng lấn ranh với dự án Khu du lịch quốc gia Đankia – Suối Vàng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1771/QĐ-TTg ngày 18/12/2018 (từ 2022-2023)

Hiện tại theo Công văn số 11119/UBND-QH ngày 15/12/2023, SASCO phải thực hiện điều chỉnh dự án và điều chỉnh Quy hoạch đảm bảo phù hợp với Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu và Quy hoạch Tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Đankia – Suối Vàng đã được Thủ Tướng Chính phủ Phê duyệt tại QĐ số 1771/QD-TTg ngày 18/12/2018. 

Theo SASCO, 4 lý do nêu trên không phải nguyên nhân chủ quan do SASCO, đã khiến đơn vị này không thể tổ chức thực hiện dự án. Nên sau khi xem xét đầy đủ hồ sơ mà địa phương cho phép làm thì phía doanh nghiệp sẵn sàng cho thực hiện ngay dự án, đảm bảo đúng quy định pháp luật.

SASCO chỉ cần thực hiện các thủ tục điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2018. Đây là nội dung quan trọng để doanh nghiệp này có thể tiếp tục triển khai dự án.

Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Suối Hoa có tổng diện tích hơn 131ha với tổng vốn đầu tư dự kiến gần 1.000 tỷ đồng với nhiều hạng mục như khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, suối tắm onsen, nhà hàng, shophouse,...

Về SASCO, Công ty tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước và được cổ phần hoá vào năm 2014 với sự dẫn dắt của “Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Đến nay, cơ cấu cổ đông của Sasco gồm 4 cổ đông lớn là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ACV (sở hữu 49,07% cổ phần), Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương (IPP) (24.98%), Công ty TNHH Thời trang - Mỹ phẩm Duy Anh (4,93%) và Công ty TNHH Thời trang - Mỹ phẩm Âu Châu (15,39%).

Theo: vietnambusinessinsider.vn

Chủ đầu tư Hồ Việt Capital và IFF Holdings có liên hệ gì??

Bất động sản là một trong những thị trường đầu tư được nhiều người tham gia hiện nay. Bên cạnh việc đem lại lợi nhuận lớn, vẫn tồn tại một số rủi ro mà bạn không lường trước được. Việc lựa chọn một kênh đầu tư uy tín, chất lượng là một vấn đề vô cùng quan trong. Công ty TNHH Hồ Việt Capital là một trong những công ty được nhiều người “chọn mặt gửi vàng”.

Giới thiệu về công ty TNHH Hồ Việt Capital ( Hồ Việt Capital )

  • Trụ sở Công ty: 204D Nguyễn Văn Hưởng, Phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  • Người đại diện trước pháp luật: Đoàn Thị Thu Thủy
  • Mã số thuế: 0315889047
  • Ngày hoạt động: 09/09/2019
  • Các công ty (chi nhánh hoặc cơ sở) liên quan tới chủ đầu tư: Công ty TNHH London Capital Việt Nam
  • Lịch sử hình thành và phát triển của Hồ Việt Capital
  • Công ty TNHH Hồ Việt Capital thành lập vào ngày 09/09/2019, có trụ sở chính tại 17 Nguyễn Thị Diệu (Quận 3, TP.HCM). Tiền thân là Công ty Cổ phần Hồ Việt Capital với số vốn điều lệ ban đầu hiện có là 100 tỉ đồng. Theo thông tin đăng ký thay đổi doanh nghiệp ngày 07/07/2020, doanh nghiệp hoạt động với số vốn điều lệ lên tới 250 tỉ đồng, trong đó Công ty Cổ phần Đầu tư IFF góp vốn 125 tỉ đồng (chiếm 50% vốn), ông Nguyễn Trung Tín góp 50 tỉ đồng (chiếm 20% vốn) và Đặng Thị Xuân Hồng góp vốn 75 tỉ đồng.

Về đơn vị phát triển của công ty, Công ty Cổ phần IFF Holdings với tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư IFF, được thành lập ngày 23/03/2018, hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư tài chính, đầu tư và phát triển bất động sản nghỉ dưỡng, dịch vụ tư vấn đầu tư. Theo thông tin đăng ký thay đổi doanh nghiệp ngày 09/09/2020, thì công ty hoạt động với số vốn điều lệ 500 tỉ đồng. Người đại diện về phía pháp luật là bà Nguyễn Thị Thu Hương (sinh năm 1983) hiện đang nắm giữ chức Tổng Giám đốc doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Hoàng Sơn - Phó tổng giám đốc IFF Holdings, bà Nguyễn Thị Mai - Chủ tịch IFF Holdings, ông Bolat Duisenov - Chủ tịch HĐQT Coteccons và Ông Phạm Quân Lực - Phó tổng giám đốc Coteccons nâng ly chúc mừng lễ ký kết

Về dự án Hyatt Regency Hồ Tràm (Khu du lịch Mặt Trời Buổi Sáng) tại Bà Rịa - Vũng Tàu từng có nhiềunăm trì trệ do tình hình tài chính của chủ đầu tư. Song sau khi về tay IFF Holdings từ năm 2020, dự án dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong quý IV năm nay.

Đếntháng 7/2019, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho hay dự án đã triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, hàng rào, hồ cảnh quan, khu nhà văn phòng, chòi ngắm biển ven bờ, khu nhà nghỉ, 10 biệt thự, hệ thống đường giao thông nội bộ...

Thời điểm đó, Công ty Mặt Trời Buổi Sáng có vốn điều lệ 53 tỷ đồng với ba cổ đông là ông Nguyễn Hồng Cư (3%); ông Lâm Hồng Tân (32%) và ông Phạm Minh Tiến (65%). Một năm sau khi chủ đầu tư xin giãn tiến độ dự án, vào tháng 7/2020,Công ty TNHH Hồ Việt Capital (một đơn vị trong hệ sinh thái IF Holdings) xuất hiện trong danh sách cổ đông của doanh nghiệp với tỷ lệ sở hữu 90% vốn điều lệ.

Như vậy dự án đã chính thức được chuyển nhượng cho nhóm IFF Holdings chuyên về bất động sản nghỉ dưỡng. Tên của dự án cũng được đổi thành Hyatt Regency Hồ Tràm.

Sau khi trở thành công ty con của Hồ Việt Capital, đến cuối tháng 6/2021, Mặt Trời Buổi Sáng tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng. Đồng thời, ba cổ đông của Mặt Trời Buổi Sáng bao gồm Hồ Việt Capital (93,6%); bà Đoàn Thị Thu Thủy (0,7%) và Tổng Giám đốc Phạm Minh Tiến (3%).Theo giới thiệu, bên cạnh Hồ Việt Capital đang phát triển dự án Hyatt Regency Hồ Tràm, IFF Holdings còn có một công ty thành viên khác là CTCP Đầu tư MBLand Tonkin.

MBLand Tonkin tiền thân là Công ty TNHH MTV Dự án Du lịch Quảng Nam,thành lập vào tháng 5/2015. Đơn vị này do Tổng công ty Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (Contrexim) nắm 100% vốn, trước khi Contrexim thoái hết vốn vào tháng 5/2017.

Doanh nghiệp được thành lập để tập trung thực hiện dự án Tổ hợp nghỉ dưỡng Pan Pacific Đà Nẵng Resort với quỹ đất rộng 75.612 m2 tại phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Đây là tổ hợp nghỉ dưỡng gồm 70 căn biệt thự, 220 sky villa và 125 phòng khách sạn 5 sao, tất cả được quản lý vận hành bởi tập đoàn Pan Pacific Hotels & Resort Group. Theo kế hoạch ban đầu, dự án khởi công vào quý II/2017 và dự kiến bàn giao vào quý IV/2020.

Tuy nhiên sau khi về tay IFF Holdings, dự án này đã đổi tên thành Le Meridien Danang, dự kiến hoàn thành vào quý IV/2023.
 Pan Pacific Đà Nẵng Resort đổi tên thành Le Meridien Danang

IDICO chi 700 tỷ tiền cổ tức, chuyển nhượng dự án 470 tỷ cho Tập đoàn Aeon

Tổng Công ty IDICO (mã cổ phiếu IDC) vừa thông báo sẽ chi tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 20%. Tổng Công ty IDICO được kỳ vọng sẽ hoàn tất thương vụ chuyển nhượng dự án trị giá 470 tỷ cho Tập đoàn Aeon vào quý 4 này

Ngày 29/9 tới đây, Tổng Công ty IDICO – CTCP (mã IDC) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu sẽ nhận về 2.000 đồng. Ngày dự kiến thanh toàn vào 13/10/2023.

Với gần 330 triệu cổ phiếu đang được lưu hành, ước tính IDC sẽ cần chi khoảng 660 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức cho cổ đông đợt này. Cơ cấu cổ đông của IDC ghi nhận Công ty Cổ phần Tập đoàn S.S.G nắm hơn 74 triệu cổ phần (tỷ lệ 22,5% vốn) và Sản xuất và Thương mại Bách Việt nắm 39 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 11,9% vốn). Hai tổ chức trên sẽ lần lượt nhận về khoảng 148 tỷ đồng và 79 tỷ đồng tiền cổ tức trong đợt tạm ứng này.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 của IDC cổ đông đã thông qua việc chi trả cổ tức năm 2023 theo tỷ lệ 40%. Theo đúng kế hoạch, dự kiến IDC sẽ hoàn thành 50% mục tiêu cổ tức năm nay. Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên 20/9, cổ phiếu IDC đạt 49.500 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 51% so với thời điểm đầu năm nay.
Tổng Công ty IDICO đã ký các biên bản ghi nhớ (MOU) cho thuê đất với nhiều khách hàng, tổng diện tích là 101,76 ha đất có thể cho thuê.

Kỳ vọng chuyển nhượng dự án 470 tỷ cho Tập đoàn Aeon

IDC được biết đến là doanh nghiệp chuyên đầu tư, phát triển và kinh doanh các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư và các công trình công nghiệp và dân dụng khác, công ty có hơn 700 ha đất công nghiệp cho thuê tại các tỉnh Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, và Thái Bình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng đang lấn sân sang đầu tư mảng sản xuất điện.

Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2023 IDC ghi nhận hơn 3.550 tỷ đồng doanh thu thuần và 681 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt giảm 29% và giảm 59% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc doanh thu cho thuê KCN giảm gần 63% so với cùng kỳ do quý 2 năm trước công ty ghi nhận doanh thu bất thường từ KCN Nhơn Trạch V.

So với kế hoạch kinh doanh đề ra, sau 6 tháng đầu năm, Tổng Công ty IDICO mới hoàn thành 43% mục tiêu doanh thu và 20% mục tiêu lợi nhuận cả năm nay. Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của IDC tính tới cuối quý 2 đạt 2.200 tỷ đồng phần lớn nhờ dòng tiền dương từ các khách thuê KCN.

Trong báo cáo gần đây, SSI Research cho biết trong 7 tháng đầu năm IDC đã ký các biên bản ghi nhớ (MOU) cho thuê đất với nhiều khách hàng với tổng diện tích là gần 102 ha đất có thể cho thuê, hoàn thành 101% kế hoạch theo kịch bản thận trọng trong năm nay. Các khách thuê lớn là Pepsico (20 ha tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh với giá thuê 130 USD/m2/chu kỳ thuê), Hyosung (25 ha tại Khu công nghiệp Phú Mỹ II với giá thuê 125 USD/m2/chu kỳ thuê).

Bên cạnh đó, SSI Research nhận định dự án Khu đô thị phường 6, TP. Tân An thuộc công ty con IDICO Linco sẽ được chuyển nhượng cho Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) để phát triển trung tâm thương mại. Giá trị giao dịch dự kiến đạt hơn 470 tỷ đồng, với tỷ suất lợi nhuận gộp 80%, thời gian thỏa thuận dự kiến sẽ hoàn tất trong quý 4 năm nay.

Theo: CafeBiz

Khu đô thị Năm Sao nhưng nhiều sai phạm ở Long An

Khu đô thị Năm Sao là một trong những dự án đô thị khá đình đám tại thị trường Bất động sản Long An trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án này, chủ đầu tư đã để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng, lấn chiếm đất, phân lô bán nền trái phép…theo kết luận của Thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi Trường.
Dự án Khu đô thị Năm Sao (tên thương mại là Five Star Eco City) tọa lạc trên địa bàn các xã Phước Lý (huyện Cần Giuộc) và Long Trạch, Long Khê (huyện Cần Đước) do Công ty CP Tập đoàn Quốc tế Năm Sao làm chủ đầu tư.
Dự án có giao thông khá thuận tiện khi nằm giáp các tuyến đường lớn như 835, 835B, Đinh Đức Thiện kết nối trực tiếp với Quốc lộ 1A đoạn đi qua huyện Bình Chánh, TP.HCM. Đây là một trong những khu đô thị đáng chú ý nằm ở khu vực giáp ranh giữa TP.HCM với Long An, được quảng bá có quy mô hàng trăm hecta, triển khai theo nhiều giai đoạn khác nhau.
Ghi nhận thực tế, hiện nhiều phân khu của dự án Khu đô thị Năm Sao đã hoàn thành và bàn giao nhà cho khách hàng vào ở. Một số khu khác đang trong quá trình xây dựng. Nhiều tiện ích cảnh quan, công viên được đầu tư khá bài bản….
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, chủ đầu tư khu đô thị Năm Sao đã để xảy ra nhiều sai phạm theo kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai, môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi Trường.
Bộ Tài nguyên Môi trường kết luận, phần diện tích đất chênh lệch hơn 21.685 m2 được quy hoạch để xây dựng nhà trẻ mẫu giáo, đất trạm y tế, đất công trình thương mại nên việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên của UBND tỉnh Long An và Sở Tài nguyên Môi trường là không phù hợp quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Tập đoàn Năm Sao được UBND tỉnh Long An giao 373.226 m2 đất để thực hiện dự án Khu đô thị Năm Sao giai đoạn 1 nhưng chủ đầu tư đã sử dụng và thực hiện xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên diện tích 394.827 m2, vượt 21.601 m2 đất được giao. Đây là hành vi chiếm đất, vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ.
Kết luận Thanh tra cũng nêu rõ, Tập đoàn Quốc tế Năm Sao được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích 4.114 m2 đất thuộc quy hoạch hành lang đường giao thông tỉnh lộ 826 và 835B là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, việc xác định giá đất đối với diện tích 8.584 m2 đất ở nông thôn giai đoạn 1 giao cho chủ đầu tư dự án Khu đô thị Năm Sao theo tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng để áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh trong việc tính tiền sử dụng đất là chưa phù hợp với các quy định của Chính phủ.
Tập đoàn Năm Sao thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân dưới hình thức phân lô, bán nền khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép quy định tại Điều 194 Luật Đất đai năm 2013.

Theo: Cafe Land

Doanh nghiệp BĐS khu công nghiệp như Becamex, Idico, Sonadezi... chuẩn bị gì cho cơ hội bứt phá cuối năm?

Nhiều cơ hội đan xen trong thách thức, các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp đã và đang chuẩn bị những gì?

Các khu công nghiệp Việt Nam vẫn sẽ là 1 điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài do xu hướng hướng dịch chuyển sản xuất ra ngoài Trung Quốc vẫn đang tiếp tục diễn ra.

Cả thị trường miền Nam và miền Bắc đều đã chứng kiến quý 1/2023 không có nguồn cung mới nào được giới thiệu và đưa vào hoạt động. Tổng diện tích đất tại miền Nam và miền Bắc được duy trì ổn định lần lượt đạt 41.950ha/16.915ha, trong đó 66,6%/70,5% là diện tích cho thuê. Nguồn cung hạn chế tại 2 trung tâm KCN đã thúc đẩy tình hình hoạt động tại tất cả các khu vực qua giá cho thuê và tỷ lệ lấp đầy. Giá cho thuê bình quân miền Nam và miền Bắc trong quý 1/2023 lần lượt tăng 21,8%/10,6% so với cùng kỳ, trong khi tỷ lệ lấp đầy tiếp tục được cải thiện và đạt lần lượt 87% và 80%.

Việt Nam cũng có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực ASEAN. Về giá cho thuê đất khu công nghiệp, Việt Nam thấp hơn 30 - 36% so với Indonesia, Malaysia và Thái Lan; ngang bằng với Philippine. Về tỷ giá hối đoái, biến động USD/VND là khá ổn định khi so sánh với các quốc gia khác, điều đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp đầu tư giảm thiểu thiệt hại hơn.

Đặc biệt, các dự án xây dựng hạ tầng giao thông được đẩy mạnh triển khai từ năm 2023 sẽ giải quyết nút thắt cổ chai logistic hỗ trợ trực tiếp cho ngành bất động sản khu công nghiệp. Chi phí logistics tại Việt Nam chiếm khoảng 16,8% giá trị hàng hóa, trong khi mức chi phí này trên thế giới chỉ khoảng 10,6%.

Hiện Chính phủ đang nỗ lực trong việc cải thiện hạ tầng giao thông với hàng loạt dự án đầu tư công như Cao tốc Bắc – Nam giúp kết nối giao thông toàn quốc, hay đường vành đai 4 ở Hà Nội và vành đai 3 ở TP.HCM giúp chuyển dịch sản xuất ra các tỉnh ngoài trung tâm và các dự án cảng biển, sân bay đang được nằm trong quy hoạch và triển khai.

Các yếu tố tích cực hỗ trợ bất động sản khu công nghiệp đang dần mờ nhạt do những thách thức dần xuất hiện: 1) thị trường BĐS khu công nghiệp sẽ bước vào giai đoạn khan hiếm nguồn cung mới từ nửa sau năm 2023 do thủ tục phê duyệt bị trì hoãn tới từ những vướng mắc về thủ tục pháp lý, 2) khả năng cạnh tranh trong thu hút vốn FDI của Việt Nam đang dần suy yếu trong khu vực và 3) thời điểm áp dụng thuế tổi thiểu toàn cầu (GMT) đang ngày càng tới gần, sẽ làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Trong bối cảnh khó khăn đó, VnDirect cho rằng thị trường BĐS khu công nghiệp sẽ được định hình lại bởi những xu hướng chuyển dịch: 1) các nhà đầu tư dần hướng sự chú ý tới thị trường cấp 2 khi quỹ đất thị trường cấp 1 hạn chế, 2) sự gia tăng của các kho nhiều tầng đa dụng sẽ thay thế cho các kho đơn giản.

Kết quả tương phản trong 6 tháng đầu năm 2023

Nhìn vào bức tranh ngành khu công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023, có nhiều doanh nghiệp ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sụt giảm. Trong số những doanh nghiệp cùng ngành, KBC là doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao nhất với mức tăng gấp 4 lần cùng kỳ.

Đáng chú ý, nửa đầu năm 2023 phần lớn các doanh nghiệp nhóm ngành khu công nghiệp có doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Ông lớn Becamex (BCM), Idico (IDC), Long Hậu (LHG)... đều ghi nhận doanh thu giảm mạnh. Số ít giữ được mức tương đương nửa đầu năm 2022 như Sonadezi (SNZ), SIP, Nam Tân Uyên (NTC)...
Doanh thu tăng, Kinh Bắc City (KBC) cũng đứng đầu về tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận với mức tăng gấp 9 lần cùng kỳ, chủ yếu tới từ việc bàn giao đất tại dự án Nam Sơn Hạp Lĩnh cho Goertek.

Ngược lại, có nhiều doanh nghiệp có sự sụt giảm lợi nhuận trong quý 2 là BCM, IDC, SIP, SNZ, BAX... Thậm chí có doanh nghiệp báo lỗ như LDG.
Cụ thể, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex, BCM) tiếp tục thể hiện kết quả đáng thất vọng trong quý 2/2023 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 33% và 97% so với cùng kỳ, nguyên nhân kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh như vậy tới từ việc chậm giải phóng mặt bằng và bàn giao đất cùng với đó là sự gia tăng của các chi phí đã bào mòn hiệu quả kinh doanh.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 38% và 92% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với kết quả kinh doanh giảm sút, cổ phiếu BCM cũng "bốc hơi" khoảng 10% từ đầu năm 2023 đến nay.
Cũng như Becamex, Idico (mã chứng khoán IDC) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận 6 tháng đầu năm giảm lần lượt 29% và 52% do việc giải phóng mặt bằng chậm hơn kì vọng và phần diện tích đất chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu.
Sau kết quả đáng thất vọng trong quý 1/2023, Sonadezi Châu Đức (SZC) đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ trong quý 2/2023 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt 10% và 57% so với cùng kỳ, ghi nhận lợi nhuận cao nhất theo quý của SZC từ quý 2/2021 đến nay. Diện tích đất KCN cho thuê trong quý 2/2023 ước đạt 30ha nhờ thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng và bàn giao đất. Lũy kế 6 tháng đầu năm, SZC đã bàn giao được 32ha, đạt khoảng 50% hợp đồng ghi nhớ cho thuê đất cả năm 2023, tuy nhiên doanh thu và lãi sau thuế nửa đầu năm vẫn lần lượt giảm 35% và 21% so với cùng kỳ do mức nền thấp trong quý 1/2023.
Các doanh nghiệp như CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (mã: D2D) hay Công ty Cổ phần Thống Nhất (BAX) xưa nay nổi tiếng lãi lớn, nhưng trong nửa đầu năm vừa qua cũng đều ghi nhận mức lợi nhuận giảm sút. Cụ thể, D2D ghi nhận mức doanh thu quý 2/2023 đạt 17 tỷ đồng, giảm gần 35% và lãi sau thuế ghi nhận vỏn vẹn chưa đầy 1 tỷ đồng.

Nhờ kết quả kinh doanh quý 1/2023 khả quan hơn, tính chung 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận lãi sau thuế 7 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, BAX ghi nhận doanh thu 6 tháng đầu năm 2023 chỉ bằng 1/5 kết quả đạt được cùng kỳ năm trước, theo đó thì lợi nhuận cũng giảm mạnh chỉ bằng 1/3 cùng kỳ, đạt 17 tỷ đồng.

Đáng chú ý, Đầu tư LDG (mã CK: LDG) đã công bố quý 2/2023 là quý thứ 3 liên tiếp công ty báo lỗ. Cụ thể, doanh thu thuần của LDG trong kỳ chỉ ghi nhận gần 331 triệu đồng, trong khi cùng kỳ là gần 13 tỷ đồng, tương ứng giảm 97% so với cùng kỳ. Đáng chú ý là doanh thu thuần từ kinh doanh bất động sản của Công ty âm hơn 176 triệu đồng do giá trị hàng bán bị trả lại hơn 667 triệu đồng. Đây cũng là mức doanh thu theo quý thấp nhất trong lịch sử niêm yết của LDG. LDG lỗ ròng hơn 74 tỷ đồng trong quý 2/2023, trong khi cùng kỳ lãi hơn 4 tỷ đồng. Trước đó LDG cũng đã thua lỗ trong cả quý 1 nên lỗ ròng 6 tháng đầu năm tăng lên hơn 144 tỷ đồng.

Tuy vậy ngược chiều kết quả kinh doanh, cổ phiếu LDG bốc đầu tăng 60% từ đầu năm 2023 đến nay.

Ở chiều ngược lại, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP (KBC) là doanh nghiệp ngành khu công nghiệp có kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý 2/2023, nối dài đà tăng trưởng với doanh thu tăng 421% so với cùng kỳ đạt 2.051 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 747 tỷ đồng, chủ yếu tới từ việc bàn giao đất tại dự án Nam Sơn Hạp Lĩnh cho Goertek, khoảng 62,7ha. Lũy kế, diện tích đất KCN đã bàn giao trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 128ha, giúp cho doanh thu và LNST nửa đầu năm bật tăng mạnh lần lượt gấp 4 lần và 9 lần so với cùng kỳ năm trước.

Cơ hội nào cho nửa cuối năm?

Theo BVSC nhận định, cơ hội của ngành bất động sản khu công nghiệp trong năm 2023 là vẫn còn.

Cụ thể, sự chuyển dịch chuỗi cung ứng từ Trung Quốc tiếp tục diễn ra, khi nước này tiếp tục theo đuổi định hướng Zero COVID, các nhà máy như Apple’s suppliers gồm Foxconn và Luxshare Pixel của Google, Xiaomi hay Lego đều đã chuyển sang Việt Nam, …

Với sự thận trọng của dòng vốn mới, vốn FDI thời gian tới sẽ thiên về mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp hiện hữu và M&A các doanh nghiệp nhỏ.

Bên cạnh đó, trong kế hoạch đầu tư công 2021 - 2025, đầu tư cho cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 60% ngân sách. Giải ngân đầu tư công được chú trọng là động lực gián tiếp cho các khu công nghiệp khi tăng tính hấp dẫn do việc cải thiện hạ tầng dẫn tới sự thuận lợi về logistics.

Đặc biệt là các KCN trong các tỉnh thành được phân bổ vốn lớn, các dự án trọng điểm như Châu Đức, Phú Mỹ 2 (gần cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu), Hựu Thạnh, Nam Tân Uyên, Tân Phú Trung (gần Vành đai 3 TP HCM); các KCN tại Bắc Ninh (đường vành đai 4 Hà Nội); các KCN tại Hải Phòng (cao tốc Hà Nội – Hà Nội đã hoàn thành), …

Đơn vị này cũng cho rằng, các doanh nghiệp được hưởng lợi trong thời gian tới là những doanh nghiệp còn nhiều đất thương phẩm sẵn sàng bán, vị trí thuận lợi, hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển vốn FDI từ Trung Quốc cũng như được ưa thích bởi các doanh nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ cao, điện khí, …

Bên cạnh đó là doanh nghiệp có lợi thế về vị trí và quan hệ với nhà đầu tư để giữ vùng giá cao của giá chào thuê và định giá hấp dẫn.

Ấn Định Thời Gian Thi Công Cao Tốc Tân Phú đến Liên Khương

 Hai đoạn cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương, dài 140 km, dự kiến khởi công quý 4 năm nay.

Theo Phó chủ tịch UBND Lâm Đồng Phạm S, sau khi báo cáo tiền khả thi được phê duyệt (dự kiến tháng 9/2023), địa phương sẽ tổ chức đấu thầu, phấn đấu khởi công trong năm. Đây là hai dự án lớn nhất từng triển khai ở tỉnh.

Đến nay đoạn cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc đã thống nhất hướng tuyến, các vị trí giao cắt, nút giao hầm chui, đường gom dân sinh... Dự kiến trong quý 3, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sẽ hoàn thành, trình phê duyệt. Trước đó đoạn cao tốc này được tỉnh tính khởi công cuối năm 2022 nhưng không thành.

Lễ động thổ dự án dự kiến tháng 9/2023
Hai đoạn trên thuộc dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương tổng chiều dài hơn 200 km. Chính phủ giao UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện đoạn từ huyện Tân Phú (Đồng Nai) đến TP Bảo Lộc và TP Bảo Lộc đến Liên Khương (huyện Đức Trọng). Đoạn từ Dầu Giây đến Tân Phú do Bộ Giao thông Vận tải phụ trách.

Đoạn cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có chiều dài 66 km, đi qua địa bàn Đồng Nai và Lâm Đồng. Dự án quy mô bốn làn ôtô và hai làn dừng khẩn cấp, với tổng mức đầu tư 17.200 tỷ đồng, theo phương thức đối tác công tư (PPP) có sự góp vốn của nhà nước. Trong đó, ngân sách nhà nước 6.500 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư khoảng 1.605 tỷ đồng, vốn huy động 9.095 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành giữa năm 2026.

Liên danh các nhà đầu tư được đề xuất tham gia dự án là Tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh - Công ty Tập đoàn Nam Miền Trung. Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, trong năm nay dự án được bố trí vốn khoảng 900 tỷ đồng.

Đoạn Bảo Lộc - Liên Khương dài 74 km, nằm trên địa bàn Lâm Đồng, quy mô bốn làn xe, tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ 11.300 tỷ đồng, theo phương thức PPP. Dự án đang được lập báo cáo khả thi và dự kiến hoàn thành cùng thời điểm với đoạn Tân Phú – Bảo Lộc. Trong năm 2023, dự án được bố trí 506 tỷ đồng.


Sau gần 2 năm, Lâm Đồng bỏ cấm tách thửa. Ai là người được lợi?

NTH Property - UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản bãi bỏ việc cấm tách thửa sau gần 20 tháng ngăn chặn.

Các dự án bất động sản lậu bùng nổ trong năm 2021 đã khiến tỉnh Lâm Đồng cấp tập có các văn bản cấm gây ảnh hưởng đến nhiều người dân không kinh doanh bất động sản - Ảnh: M.V

Chấm dứt hiệu lực nhiều văn bản

Ngày 23-5, ông Trần Văn Hiệp, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã ký quyết định mới về việc tách thửa đất, hợp thửa đất trên địa bàn. Theo đó, việc cấm tách thửa bị bãi bỏ sau gần 20 tháng áp dụng với nhiều văn bản khác nhau, nối tiếp.

Quyết định mới ban hành chấm dứt hiệu lực toàn bộ các văn bản của UBND tỉnh số 4911/UBND-ĐC ngày 5-7-2022 về tiếp nhận, xem xét, giải quyết hồ sơ tách thửa, hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh; văn bản số 1952/UBND-ĐC1 ngày 16-3-2023 về việc xử lý các vướng mắc, khó khăn liên quan đến việc phân lô, tách thửa, kinh doanh bất động sản trên địa bàn các huyện, thành phố.

Việc chấm dứt hiệu lực các văn bản này đồng nghĩa với việc tỉnh Lâm Đồng không còn cấm tách thửa.

Trước đó, việc tỉnh Lâm Đồng cấm tách thửa không thời hạn gây khó khăn cho người dân. Các quyết định của tỉnh Lâm Đồng liên quan đến tách thửa từ tháng 11-2021 đến tháng 3-2023 không đúng với luật hiện hành.

Sau phản ánh, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đã có ý kiến và làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng.
Ông Nguyễn Văn Lực (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) có vợ bị ung thư, muốn tách một phần đất bán để có tiền thuốc thang nhưng chờ hơn 1 năm chưa thực hiện được - Ảnh: M.V

Nhiều tháng, nhiều văn bản cấm

Cụ thể, sau nhiều năm để các đơn vị kinh doanh bất động sản phân lô xẻ nền đất nông nghiệp bán trái phép, núp bóng dự án khiến dư luận bức xúc, khoảng tháng 10-2021, tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu dừng toàn bộ các hoạt động tách thửa để hoàn thiện cơ sở pháp lý.

Tháng 11-2021, tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản hướng dẫn người dân tách thửa (quyết định số 40/2021): Đối với đất ở, vẫn theo luật hiện hành. Riêng với đất nông nghiệp, văn bản này quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp là 500m2 tại khu vực đô thị, 1.000m2 tại khu vực nông thôn.

Giữa tháng 1-2022, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định tạm dừng việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục liên quan đến việc phân lô, tách thửa đất nông nghiệp.

Ngày 5-7-2022, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản mới (văn bản 4911). Theo văn bản này, đa phần cá nhân vẫn không thể tách thửa đất nông nghiệp của mình. 

Nếu muốn, phải lập hợp tác xã, công ty và thửa đất muốn tách phải lập dự án, lập quy hoạch để trình phê duyệt. 

Chỉ có ngoại lệ trong trường hợp thừa kế hoặc tặng cho (giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột theo quy định), mỗi người nhận - tặng cho được nhận 1 thửa đất sau khi tách thửa.

Đến tháng 3-2023, UBND tỉnh Lâm Đồng điều chỉnh cho phép tách thửa đất nông nghiệp trở lại. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp là 500m2 tại khu vực đô thị; 1.000m2 tại khu vực nông thôn. 

Ngoài ra, các khu vực tách thửa phải tiếp giáp mặt đường (bề rộng tiếp giáp tối thiểu 10m). Điều đáng nói, ở văn bản điều chỉnh lần này, có ràng buộc hai điều kiện “tách thửa đất nhỏ lẻ” và “không kinh doanh bất động sản”.

Văn bản này được xác định không giải quyết được các vướng mắc ở văn bản cũ (4911). Cán bộ đăng ký đất đai khó chứng minh được thế nào là tách thửa nhỏ lẻ. 

Hơn nữa, cũng khó chứng minh động cơ tách thửa để sang nhượng theo diện nào, người tách thửa có kinh doanh không. Cơ quan nào xác định trường hợp nào là kinh doanh bất động sản, cơ quan nào là cơ quan yêu cầu người tách thửa phải thành lập doanh nghiệp. 

Do đó, cấp trên cần xem lại để có hướng điều chỉnh cho phù hợp.


Tin tức