Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức môi giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức môi giới. Hiển thị tất cả bài đăng

Hạn mức giao đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024 là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 252 Luật Đất đai 2024 thì Luật Đất đai 2024 sẽ phát sinh hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025. Tuy nhiên, Điều 190 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2024.

Hôm nay, mời bạn đọc cùng NTH Property giải đáp thắc mắc: Hạn mức giao đất nông nghiệp chính thức theo Luật Đất đai 2024 như thế nào? Phân loại đất theo Luật Đất đai 2024 ra sao?

Hạn mức giao đất nông nghiệp chính thức theo Luật Đất đai 2024 như thế nào?

Hạn mức giao đất nông nghiệp chính thức được quy định tại Điều 176 Luật Đất đai 2024 với từng loại đất cụ thể như sau:

Trường hợp 1

Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

- Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

- Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

Trường hợp 2

Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Trường hợp 3

Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất:

- Đất rừng phòng hộ;

- Đất rừng sản xuất là rừng trồng.

Trường hợp 4

Cá nhân được giao nhiều loại đất trong các loại đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 ha; trường hợp được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng, không quá 25 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi; trường hợp được giao thêm đất rừng sản xuất là rừng trồng thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 ha.

Hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các trường hợp trên và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân để đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Cần lưu ý các trường hợp sau về hạn mức giao đất nông nghiệp:

- Đối với diện tích đất nông nghiệp của cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú thì cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân.

- Cơ quan có chức năng quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho cá nhân gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó đăng ký thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.

- Diện tích đất nông nghiệp của cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp.

Phân loại đất theo Luật Đất đai 2024 ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 thì căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng. Trong đó:

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm:

- Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;

- Đất trồng cây lâu năm;

- Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;

- Đất nuôi trồng thủy sản;

- Đất chăn nuôi tập trung;

- Đất làm muối;

- Đất nông nghiệp khác.

Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm:

- Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;

- Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;

- Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);

- Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;

- Đất có mặt nước chuyên dùng;

- Đất phi nông nghiệp khác.

Nhóm đất chưa sử dụng là đất chưa xác định mục đích sử dụng và chưa giao, chưa cho thuê.

Dân nộp tiền trả nợ, cơ quan nhà nước 'đẩy đưa' không nhận

Người dân ở TP Nha Trang bị thu hồi đất, ghi nợ trên sổ đỏ đất tái định cư, nay xin nộp tiền trả nợ cho Nhà nước. Nhưng các cơ quan ở tỉnh Khánh Hòa “chuyền nhau”, không hẹn ngày giải quyết cho dân.

Hai vợ chồng cựu chiến binh ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) là ông bà Hoàng Minh Quyến (75 tuổi), Đinh Thúy Lan (69 tuổi) xin nộp tiền sử dụng đất tái định cư để xóa nợ ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Nhưng hơn 2 tháng nay các cơ quan chức năng ở TP Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa chưa giải quyết việc trả nợ của dân.

Theo đơn, năm 2014, gia đình ông Quyến, bà Lan bị TP Nha Trang thu hồi khu đất hơn 600m2 đối diện đảo Hòn Đỏ (phường Vĩnh Thọ) để thực hiện dự án khu dân cư 32-33 Sơn Hải (giáp đường Phạm Văn Đồng).

Gia đình được giao lại 4 lô đất tái định cư tại chỗ (tổng cộng 220m2). Đến năm 2018, chính quyền cấp sổ đỏ cho ông Quyến, bà Lan và các hộ của ba người con trai. Sau đó, hai ông bà mua thêm một lô đất tái định cư liền kề với ý định hợp thửa để bán khi có người mua làm khách sạn.

Trong các sổ đỏ đất tái định cư đó đều được ghi nợ tiền sử dụng đất và tiền lệ phí trước bạ. Đến nay vẫn còn ba sổ đỏ chưa được xóa nợ, nên không thể bán hay thế chấp để vay vốn ngân hàng.

Vì vậy, ông Quyến, bà Lan vay mượn tiền để trả nợ cho Nhà nước trong ba sổ đỏ trên (tổng số tiền hơn 1,92 tỉ đồng) để được xóa nợ, rồi bán hoặc thế chấp ngân hàng vay vốn lấy tiền trả nợ, chữa bệnh, dưỡng già.

Từ ngày 2-11-2023, đại diện gia đình ông Quyến, bà Lan đã nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế TP Nha Trang, xin thanh toán nợ cho Nhà nước để được xóa nợ trên các sổ đỏ. Nhưng cơ quan thuế không giải quyết và cũng không hẹn thời gian cụ thể đến bao giờ mới giải quyết thu tiền trả nợ của ông bà.

Khu dân cư 32-33 Sơn Hải, giáp đường Phạm Văn Đồng, TP Nha Trang có đất tái định cư của các công dân kêu cứu vì xin nộp tiền đất trả nợ cho Nhà nước nhưng không được giải quyết

Quy định đã có, sao không giải quyết cho dân?

Theo báo cáo của Chi cục Thuế TP Nha Trang, có nhiều trường hợp tương tự cũng bị vướng mắc khi thanh toán tiền sử dụng đất tái định cư để được xóa nợ như gia đình trên.

Theo luật sư Hoàng Bá Mỹ (Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa), ông Quyến, bà Lan thuộc diện gia đình chính sách, được ghi nợ tiền sử dụng đất tái định cư theo quy định pháp luật.

Còn trình tự, thủ tục thanh toán, xóa nợ tiền sử dụng đất đã ghi nợ khi được Nhà nước giao đất tái định cư thì đã được Chính phủ quy định rất cụ thể, rõ ràng tại nghị định 79/2019/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10-12-2019).

Theo đó, trường hợp "quá thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư mà chưa nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ thì hộ gia đình, cá nhân đến cơ quan thuế để được xác định lại số tiền sử dụng đất còn nợ, tiền chậm nộp… và nhận thông báo của cơ quan thuế ngay trong ngày làm việc" để nộp tiền thanh toán tại Kho bạc Nhà nước.

Sau khi nộp tiền thanh toán nợ, khi người dân nộp hồ sơ đến văn phòng đăng ký đất đai (theo quy định) thì văn phòng này phải làm thủ tục để "thực hiện xóa nợ tiền sử dụng đất ghi trên giấy chứng nhận và trả lại giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân ngay trong ngày làm việc".

Gia đình ông Quyến, bà Lan chấp hành thực hiện theo quy định "quá thời hạn 5 năm kể từ ngày ghi nợ tiền sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân phải thanh toán số tiền còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm trả nợ".

Thế nhưng, theo ông Quyến, bà Lan, "vì tưởng các cơ quan nhà nước ở tỉnh Khánh Hòa cũng chấp hành, thực hiện đúng các quy định pháp luật, tại nghị định 79/2019/NĐ-CP của Chính phủ nên gia đình đã đi vay mượn tiền nhằm thanh toán nợ cho Nhà nước để được xóa nợ ghi trên sổ đỏ".

Vậy mà khi làm thủ tục để trả nợ cho Nhà nước (từ ngày 2-11-2023) thì gia đình ông Quyến, bà Lan không được giải quyết "nhận thông báo của cơ quan thuế ngay trong ngày làm việc", mà đến nay đã hơn 2 tháng vẫn chìm trong im lặng.

Vì vậy, trong đơn thỉnh cầu, kêu cứu, ông Quyến, bà Lan thắc mắc cho rằng "cơ quan này đổ trách nhiệm cho cơ quan khác, đùn đẩy né tránh, sợ trách nhiệm… không biết đến bao giờ chúng tôi mới được nộp thuế cho Nhà nước, để được hưởng trọn vẹn quyền của người sử dụng đất?".

Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ 2023 mới nhất

Tương tự như việc đăng ký thế chấp, để hoàn tất thủ tục xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ người dân cần chuẩn bị hồ sơ và nộp cho Văn phòng/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để ghi thông tin vào sổ địa chính.
I. Hồ sơ xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ
Căn cứ Điều 33 Nghị định 99/2022/NĐ-CP và hướng dẫn tại Quyết định 2546/QĐ-BTP, hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm:
  1. Phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
  2. Bản gốc Giấy chứng nhận trong trường hợp tài sản bảo đảm có Giấy chứng nhận.
  3. Trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký không phải là bên nhận bảo đảm và trên Phiếu yêu cầu không có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận bảo đảm thì nộp thêm giấy tờ, tài liệu sau đây (bản chính hoặc bản sao có chứng thực):
    - Văn bản có nội dung thể hiện việc bên nhận bảo đảm đồng ý xóa đăng ký/xác nhận về việc hợp đồng bảo đảm đã chấm dứt, đã được thanh lý/xác nhận về việc giải chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm;
    - Hợp đồng hoặc văn bản khác đã có hiệu lực pháp luật chứng minh việc chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là người nhận chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm;
    - Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã có hiệu lực pháp luật hoặc Văn bản xác nhận kết quả thi hành án trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là cơ quan thi hành án dân sự;
    - Văn bản của cơ quan có thẩm quyền có nội dung về việc bên nhận bảo đảm là tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài;
    - Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc giải thể pháp nhân.

    Lưu ý: Tùy từng trường hợp cụ thể yêu cầu phải nộp thêm các giấy tờ:
  1. Trường hợp thực hiện thông qua người đại diện: Phải có Giấy ủy quyền và nêu rõ nội dung đại diện, trừ trường hợp thực hiện việc qua tài khoản đăng ký trực tuyến của người đại diện.
  2. Trường hợp được miễn nộp phí: Người yêu cầu đăng ký có quyền lựa chọn cung cấp một trong giấy tờ, tài liệu sau đây vào trong hồ sơ đăng ký: Hợp đồng bảo đảm; hoặc Hđồng tín dụng; hoặc Văn bản khác. Các văn bản này phải có thông tin về việc thuộc diện được miễn nghĩa vụ nộp phí đăng ký, thanh toán giá dịch vụ, nghĩa vụ thanh toán khác.
  3. Trường hợp bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm gồm nhiều người thì phải có đầy đủ chữ ký, con dấu (nếu có) của các chủ thể này, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nội dung về việc một, một số bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm có quyền đại diện cho những người còn lại…
II. Thủ tục xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ
Theo hướng dẫn tại Quyết định 2546/QĐ-BTP, thủ tục xóa đăng ký biện pháp bảo đảm quyền sử dụng đất như sau:
Bước 01: Nộp hồ sơ
  • Nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai 
  • Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai;
Trường hợp hồ sơ đăng ký đối với quyền sử dụng đất được nộp thông qua Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân xã thì thời hạn giải quyết hồ sơ được tính từ thời điểm Văn phòng đăng ký đất đai nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.
- Cách thức thực hiện:
  • Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
  • Nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
  • Qua thư điện tử.
Bước 02: Giải quyết hồ sơ
Trường hợp không có căn cứ từ chối thì Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, giải quyết hồ sơ và trả kết quả

* Thời gian thực hiện:
- Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 13 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

3. Thể hiện thông tin xóa đăng ký thế chấp

- Nơi thể hiện thông tin: Theo điểm a khoản 2 Điều 20 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, trang bổ sung Giấy chứng nhận sẽ thể hiện thông tin thay đổi nội dung đã đăng ký hoặc xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Hay nói cách khác, thông tin xóa đăng ký thế chấp được ghi rõ tại Trang bổ sung của Giấy chứng nhận.

- Nội dung xóa đăng đăng ký thế chấp: Điểm c khoản 5 Điều 18 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định trường hợp xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì ghi như sau:
“c) Trường hợp xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thì ghi "Xóa nội dung đăng ký thế chấp ngày …/.../... (ghi ngày đã đăng ký thế chấp trước đây) theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)".”
Như vậy, nội dung xóa đăng ký thế chấp được thể hiện rõ tại Trang bổ sung Giấy chứng nhận và có đóng dấu đỏ.

Đất trồng cây lâu năm có thời hạn sử dụng bao lâu?

Bài viết dưới đây của NTH Property sẽ làm rõ vấn đề đất trồng cây lâu năm có thời hạn sử dụng bao lâu? Hết thời hạn có được gia hạn để tiếp tục sử dụng?

1. Đất trồng cây lâu năm có thời hạn sử dụng bao lâu?
Đất trồng cây lâu năm là một trong các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Theo đó, Điều 126 Luật Đất đai quy định về thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm như sau:

- Đối với hộ gia đình, cá nhân:
Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp: 50 năm
Thời hạn giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Được xem xét căn cứ theo đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm
Thời hạn cho thuê đất: Không quá 50 năm.

- Đối với tổ chức:
Thời hạn giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; thực hiện các dự án đầu tư: Được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.

Như vậy, theo quy định trên, có thể thấy thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất hoặc cho thuê đất là tối đa 50 năm.

2. Có cần gia hạn để tiếp tục sử dụng đất khi hết thời hạn không?

Khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai 2013 nêu rõ:

Điều 126: Đất sử dụng có thời hạn

1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.

Thêm vào đó, khoản 2 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất như sau:

Điều 74: Trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất...

2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất

Như vậy, với trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm khi hết thời hạn được tiếp tục sử dụng với thời hạn 50 năm mà không cần gia hạn sử dụng đất.


5 trường hợp thu hồi sổ đỏ, sổ hồng đã cấp

Sổ đỏ, sổ hồng đã cấp sẽ bị thu hồi nếu không đúng đối tượng, không đúng diện tích, không đúng mục đích sử dụng đất…

Theo Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước sẽ thu hồi sổ đỏ, sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) trong 4 trường hợp sau:

Trường hợp 1. Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên sổ đã cấp

Nếu Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh và thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp sổ đỏ, sổ hồng đã cấp trước khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật đất đai; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thu sổ đỏ, sổ hồng đã cấp chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.

Các trường hợp thu hồi sổ đỏ, sổ hồng đã cấp
Nếu Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai và thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người thì người sử dụng đất nộp sổ đỏ, sổ hồng đã cấp trước khi bàn giao đất cho Nhà nước, trừ trường hợp cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện thu hồi đất có trách nhiệm thu sổ đỏ, sổ hồng đã cấp và chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.

Trường hợp 2. Cấp đổi sổ đỏ, sổ hồng đã cấp

- Trường hợp cấp đổi sổ đỏ, sổ hồng mà phải cấp sổ đỏ, sổ hồng thì người sử dụng đất nộp sổ đỏ, sổ hồng đã cấp trước đây cùng với hồ sơ đề nghị cấp đổi sổ đỏ, sổ hồng, hồ sơ đăng ký biến động.

- Văn phòng đăng ký đất đai quản lý sổ đỏ, sổ hồng đã nộp sau khi kết thúc thủ tục cấp đổi, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp 3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới sổ đỏ, sổ hồng.

Trường hợp 4. Thu hồi sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không đúng quy định pháp luật về đất đai.

Sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không đúng quy định pháp luật về đất đai là một trong những trường hợp sau đây:

Sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng diện tích đất, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng mục đích sử dụng đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp người được cấp sổ đỏ, sổ hồng đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người được cấp sổ đỏ, sổ hồng đã thực hiện thủ tục chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thừa kế, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và đã được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật thì Nhà nước không thu hồi sổ đỏ, sổ hồng.

Ngoài ra, việc thu hồi sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không thuộc 4 trường hợp trên chỉ được thực hiện khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã được thi hành:

Trường hợp 5. Khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã được thi hành theo Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013, Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 26 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP.

Thủ tục thu hồi sổ đỏ, sổ hồng đã cấp
Khoản 4 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định, việc thu hồi sổ đỏ đã cấp sẽ tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra có văn bản kết luận sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, nếu kết luận đó chưa đúng thì phải thông báo lại cho cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra; nếu quyết định đó là đúng thì quyết định thu hồi sổ đỏ, sổ hồng đã cấp.

Trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp sổ đỏ, sổ hồng phát hiện sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan thanh tra cùng cấp thẩm tra, nếu sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không đúng quy định của pháp luật thì thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do, sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho người sử dụng đất mà không có đơn khiếu nại thì ra quyết định thu hồi sổ đỏ, sổ hồng đã cấp.

Trường hợp người sử dụng sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì gửi văn bản kiến nghị đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp sổ đỏ, sổ hồng. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp sổ đỏ, sổ hồng có trách nhiệm kiểm tra, xem xét quyết định thu hồi sổ đỏ, sổ hồng.

CHI TIẾT QUY TRÌNH MUA BÁN CHUYỂN NHƯỢNG NHÀ ĐẤT 2022

Thủ tục mua bán nhà đất là một trong những thủ tục quan trọng bậc nhất và đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro nếu như không nắm rõ trình tự. Vậy thủ tục mua bán nhà đất gồm những bước nào? Hãy cùng NTH Property tìm hiểu qua bài viết sau.

Thủ tục mua bán nhà đất (thủ tục sang tên sổ đỏ khi mua đất, thủ tục công chứng mua bán đất) quyết định trực tiếp đến việc sở hữu tài sản an toàn về sau. Thủ tục mua bán nhà đất liên quan đến rất nhiều yếu tố khác như: Giấy chứng quyền, Luật đất đai 2013, hợp đồng mua bán, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất,…

I. Kiểm tra tính thông tin pháp lý tài sản

Khi thực hiện thủ tục mua bán nhà đất, ngoài các yếu tố cần thì tất nhiên pháp lý tài sản mang tính chất quyết định. Vì thế cần phải có sự kiểm tra kỹ càng các yếu tố dưới đây để tránh tình trạng sai sót hay khiếu nại thậm chí là thiệt hại tài sản về sau.

1. Thông tin về tranh chấp

Nhà đất thường là những tài sản có giá trị lớn, đối với một số người đôi khi còn là tài sản tích góp cả đời. Vì thế để đảm bảo an toàn, tránh vấp phải những cuộc tranh cãi, kiện tụng liên quan đến pháp lý thì không nên mua nhà đất đang tồn tại tranh chấp, bất kể là lớn hay nhỏ.

Về thông tin tranh chấp, người mua hoàn toàn có thể tìm hiểu trên các kênh mạng xã hội, báo chí, truyền hình hoặc tại các cơ quan Nhà nước chuyên trách.

Tuy nhiên, sẽ có một vài trường hợp tranh chấp về lối đi, hàng rào, thoát nước,… sẽ không được ghi nhận. Người mua có thể xác minh bằng cách thăm dò ý kiến của người dân gần khu vực đó.

2. Thông tin vay nợ thế chấp

Mua bán nhà đất đang bị thế chấp hoàn toàn hợp pháp, tuy nhiên để tránh những rủi ro không cần thiết, người mua cũng nên hạn chế lựa chọn những căn nhà hay mảnh đất đang bị thế chấp ngân hàng.

Người mua có thể nhận biết tài sản có đang bị thế chấp hay không bằng cách xem ở bìa 3 hoặc bìa 4 của sổ đỏ, sẽ có tờ giấy đính kèm thể hiện thông tin thế chấp và được đánh dấu giáp lai xác nhận của cơ quan đăng ký đất đai.

Bên cạnh đó, người mua cũng có thể tra cứu thông tin tài sản có thế chấp ngân hàng hay không miễn phí thông qua bản photo lưu trữ tại các văn phòng công chứng. 

Lưu ý: Nếu tài sản thế chấp cho cá nhân hoặc những tổ chức không chính thức thì những thông tin này sẽ không được lưu trữ và sẽ gây ra những trở ngại nhất định khi tìm hiểu thông tin.

3. Thông tin về người bán

Ngoài việc kiểm tra thông tin tranh chấp cũng như vay nợ thì thông tin về người bán cũng là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua.

Để đánh giá được độ uy tín của người bán, ngoài việc xác minh thông tin cơ bản thông qua mạng xã hội và người giới thiệu thì người mua cũng nên chú ý đến tác phong làm việc, trao đổi khi gặp mặt trực tiếp.

Nếu người mua lựa chọn một trong các dự án bất động sản có chủ đầu tư thì phải tìm hiểu thật kỹ về thông tin chủ đầu tư đó, bao gồm: Mức độ thâm niên, các dự án đã triển khai, chất lượng bàn giao, pháp lý sản phẩm, có từng tranh chấp kiện tụng hay không,…

II. Quy trình mua bán nhà đất đảm bảo an toàn và chính xác

Trước khi tiến hành thủ tục mua bán nhà đất, bên mua và bên bán cần thỏa thuận và đạt được sự thống nhất về giá cả.

Bước tiếp theo, người bán phải cung cấp sổ đỏ để bên mua rà soát lại các thông tin đảm bảo nhà đất thuộc quyền sở hữu của người bán, không vướng phải các vấn đề tranh chấp hay thế chấp.

Từ ngày 10/12/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP quy định thống nhất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở (sổ hồng) thành một loại giấy chung có tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn gọi là sổ hồng mới), do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Sau khi đã thống nhất giá cả và xem xét sổ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xong, hai bên sẽ tiến hành bước đầu tiên của thủ tục mua bán nhà đất như sau:

1. Đặt cọc mua đất

Đặt cọc mua đất được xem là bước đầu tiên sau quá trình kiểm tra các thông tin và quyết định tiến hành thủ tục mua bán nhà đất.

1.1. Thỏa thuận và ký hợp đồng đặt cọc

Theo Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”. 

Như vậy, hiểu một cách đơn giản là bên mua sẽ giao cho bên bán một số tiền để đảm bảo rằng hai bên sẽ ký hợp đồng mua bán (chuyển nhượng) quyền sử dụng đất.

Quy trình đặt cọc này có thể thực hiện ở phòng công chứng hoặc có sự chứng kiến của bên thứ 3 đồng thời được thể hiện trên hợp đồng đặt cọc.

Hợp đồng đặt cọc thường thể hiện thông tin bên bán và bên mua, giá bán, số tiền cọc, thời hạn công chứng hợp đồng, thời gian thanh toán số tiền còn lại, nghĩa vụ của các bên, các khoản chi phí để công chứng hoặc sang tên, điều khoản phạt nếu vi phạm hợp đồng.

Số tin đặt cọc sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau và được thể hiện rõ trong hợp đồng. Số tiền này thường được dựa trên giá trị nhà đất.

Việc đặt cọc này cũng thường được sử dụng trong các trường hợp nhà đất đó chưa có đủ điều kiện để mua bán. Ví dụ cần đo đạc lại, có một thành viên chưa về ký được,…

1.2. Những rủi ro của việc đặt cọc mua bán nhà đất

Tuy trước giờ luôn được thực hiện như một trình tự trong thủ tục mua bán nhà đất nhưng việc đặt cọc không phải là hình thức bắt buộc theo quy định của pháp luật dẫn đến nhiều rủi ro.

Những hình thức rủi ro thường gặp phải chẳng hạn như: Bên bán làm sổ giả, một khu đất bán cho nhiều người, bên bán hủy bỏ cọc khi thấy giá đất tăng, khi hết thời hạn cọc vẫn chưa đủ điều kiện bán hàng, không ký hợp đồng mua bán được do nhiều lý do bên lề hoặc đổ lỗi cho người mua,…

Biện pháp chế tài theo quy định của pháp luật hiện nay chỉ là bên có lỗi sẽ đề cọc bằng tiền cho bên còn lại chứ không quy định chuyển quyền sở hữu nhà đất sang cho bên mua. Tức là nếu bên mua vi phạm thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bắt người bán trả lại tiền cọc (nếu được chấp thuận).

2. Thanh toán và ký kết hợp đồng mua bán nhà đất

Theo quy định tại Luật Đất đai thì hợp đồng mua bán/hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đất của cá nhân và hộ gia đình đều phải được công chứng tại Văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại UBND xã nơi có nhà đất.

2.1. Chuẩn bị hồ sơ công chứng

Theo khoản 1 Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014 thì các bên cần chuẩn bị một số giấy tờ sau: 

Đối với bên bán:

– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người ký bán;

– Sổ hộ khẩu;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân cũng như tình trạng tài sản (chung hay riêng);

– Tài liệu chứng minh tài sản riêng và một số giấy tờ khác (tùy thuộc vào nhân thân và tài sản cụ thể);

Đối với bên mua: 

– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của vợ và chồng;

– Sổ hộ khẩu;

– Giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân cũng như tình trạng tài sản (chung hay riêng);

Ngoài ra, hai bên cần phải chuẩn bị những giấy tờ dưới đây:

– Phiếu yêu cầu công chứng (thường do bên mua chuẩn bị theo mẫu nhưng bên bán cũng có thể chuẩn bị theo thỏa thuận.

– Có thể soạn trước hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, thường sẽ yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo.

2.2. Công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Sau khi đã chuẩn bị đủ giấy tờ, hai bên đến văn phòng công chứng hoặc UBND nơi có nhà đất để làm thủ tục ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đất. Văn phòng công chứng hoặc tổ chức có thẩm quyền sẽ kiểm tra, soạn thảo hợp đồng và công chứng theo quy định của pháp luật.

3. Nộp hồ sơ mua bán nhà đất đến cơ quan công quyền

Thủ tục hoàn tất, sẽ tiến hành mang hồ sơ lên phòng địa chính nơi quản lý nhà đất để nộp và tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ cho người mua. 

Sau khi đã công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng mà hai bên hoặc một bên hoặc bên thứ ba (có văn bản ủy quyền) sẽ tiến hành nộp hồ sơ để sang tên quyền sử dụng đất. 

Người nộp sẽ nộp hồ sơ cho chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai (thường là bộ phận thuộc UBND) Quận, Huyện, Thành phố hoặc Thị xã để tiến hành việc cập nhật và sang tên.

Hồ sơ đăng bộ sang tên nhà đất bao gồm:

– Đơn đăng ký biến động mẫu số 09/ĐK;

– Bản chính và bản sao hợp đồng công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

– Bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Bản sao CMND/CCCD và sổ hộ khẩu của bên bán và bên mua;

– Tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu số 01/LPTB;

– Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng minh tài sản;

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 03/BĐS-TNCN và các giấy tờ chứng nhận đối tượng được miễn thuế (nếu có);

– Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nếu là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp khác;

4. Nộp thuế, lệ phí trước bạ

Sau khi nhận được hồ sơ từ chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc từ người nộp thì Chi Cơ quan Thuế sẽ thông báo để thực hiện đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và lệ phí trước bạ.

Mức thuế TNCN từ chuyển nhượng nhà đất hiện nay là 2% trên giá chuyển nhượng và mua bán. Trường hợp giá chuyển nhượng và mua bán thấp hơn bảng giá đất của UBND cấp tỉnh thì Cơ quan Thuế sẽ áp dụng theo bảng giá của UBND cấp tỉnh hoặc có thể yêu cầu các bên kê khai lại số thuế khi có dấu hiện kê khai giá thấp để giảm số thuế đóng.

Mức lệ phí trước bạ hiện nay là 0,5% trên giá lệ phí trước bạ theo giá đất tại Bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành dựa theo quy định của pháp luật về đất đai ngay tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ, trừ những trường hợp được miễn, giảm lệ phí trước bạ.

Thời hạn nộp lệ phí, thuế:

– Thực hiện nộp lệ phí trước bạ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo nộp lệ phí của Cơ quan Thuế;

– Thời gian nộp phải thông báo cho Cơ quan Thuế;

– Cơ quan Thuế sẽ tính và thông báo số thuế cần nộp;

5. Văn phòng Đăng ký Đất đai ra quyết định thẩm định

Sau khi đã hoàn tất 4 bước nếu trên, đóng thuế và lệ phí trước bạ cũng như các loại phí khác thì Văn phòng Đăng ký Đất đai sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra lại lần nữa thông tin thửa đất hoặc bất động sản. Đây là khâu giữ vai trò quyết định đến việc thủ tục mua bán nhà đất có được hoàn tất hay không.

6. Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Khi đã nộp thuế đầy đủ, người mua đến Ủy ban Nhân dân Quận, Huyện nộp toàn bộ hồ sơ nhà đất, hợp đồng mua bán nhà đất và biên lai trước bạ. Sở Địa chính nhà đất sẽ tiến hành đăng ký thay đổi chủ sở hữu nhà đất và người mua chính thức trở thành chủ của căn nhà.

Đây cũng được xem là bước cuối cùng để hoàn thiện thủ tục mua bán nhà đất. Người mua chỉ cần đợi 20-45 ngày (kể từ ngày đăng ký) là có thể nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

III. Tóm tắt lại quy trình thủ tục mua bán nhà đất

Tóm lại, thủ tục mua bán nhà đất sẽ bao gồm:

Đặt cọc mua đất;

Thanh toán và ký hợp đồng mua bán nhà đất;

Nộp hồ sơ mua bán nhà đất đến cơ quan công quyền;

Nộp thuế và lệ phí trước bạ;

Văn phòng Đăng ký Đất đai ra quyết định thẩm định;

Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

CĂN HỘ PENTHOUSE LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÁP LÝ CỦA CĂN HỘ PENTHOUSE

Hiện nay, nhiều người hướng đến tìm kiếm căn hộ vừa đầy đủ tiện nghi lại có được thiết kế độc đáo để “tận hưởng” cuộc sống tại chính căn hộ của mình. Với thiết kế sang trọng và đẳng cấp, căn hộ Penthouse có thể sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Đặc điểm của căn hộ Penthouse là gì, bạn có nên sở hữu một căn cho gia đình mình?

    Penthouse là những căn hộ nằm ở tầng cao nhất của các tòa cao ốc, chung cư cao cấp. Cấu trúc căn hộ Penthouse thường không chiếm toàn bộ phần mái của tòa nhà, có tường bao quanh. Các kiến trúc sư đã sử dụng rất tốt không gian tầng mái, view nhìn cùng sự độc đáo trong cách thiết kế nội thất đã tạo nên nét riêng cho căn hộ Penthouse.

    Một trong những lý do hàng đầu để nhiều người đổ xô lựa chọn sở hữu căn hộ Penthouse đó chính là view nhìn khắp thành phố. Hầu hết các căn hộ Penthouse đều hướng đến thiết kế ban công rộng cùng mặt kính bên ngoài. Điều này cho phép gia chủ có thể tự mình chiêm ngưỡng cảnh đẹp của thành phố bất kể thời gian và khí hậu

Tiêu chí đánh giá một căn hộ Penthouse
Căn hộ Penthouse không phải căn nào cũng có nhiều tiện nghi giống nhau. Một căn hộ Penthouse tiêu chuẩn phải mang các yếu tố sau:
    - Phải có tầm nhìn đẹp, không bị che khuất.
    - Nên có ít nhất 2 tầng thông nhau.
    - Cầu thang riêng giữa các tầng nằm trong căn hộ.
    - Được trang bị nội thất cao cấp, sang trọng.
    - Không gian hạn chế tường ngăn, chỉ ngăn các phòng riêng tư như phòng ngủ, phòng tắm.


Một số dự án tại Tp. HCM có Penthouse: Lux Garden (Đất Xanh Group), Vinhomes Central Park (Vinhomes), Vista Verde (CapitaLand)

Quy Hoạch 1/500, 1/2000 là gì và ý nghĩa?

 Trong xây dựng và thiết kế công trình, chúng ta thường gặp rất nhiều bản vẽ, thiết kế có nhiều tỉ lệ khác nhau. Mỗi tỉ lệ lại có những đặc điểm và ý nghĩa riêng biệt. Hãy cùng NTH Property tìm hiểu những thông tin cơ bản về bản đồ quy hoạch 1/500 và 1/2000 trong bài viết này nhé!


Quy hoạch 1/500 là gì?

    Quy hoạch 1/500 được diễn giải cụ thể chính là quy hoạch chi tiết xây dựng có tỉ lệ 1/500. Đây chính là sự cụ thể hóa các hạng mục công trình xây dựng đã được quy hoạch theo phân khu. Các phân khu này có thể được phân chia rõ hoặc chung chung. Quy hoạch 1/500 tiếng anh là 1/500 planning.
Mỗi quy hoạch lại được mô phỏng chi tiết bằng những công trình xây dựng cụ thể trên mặt đất . Bản vẽ quy hoạch sẽ thể hiện rõ nhưng ranh giới của các công trình, ranh giới lô đất để khi nhìn vào bản quy hoạch, bất kỳ ai cũng có thể hình dung được một cách dễ dàng và rõ ràng nhất.

    Quy định quy hoạch 1/500: Những quy định trong quy hoạch 1/500 là điều mà chủ đầu tư của các công trình, dự án cần chú ý một vài địa điểm. Điều kiện cơ bản để quy hoạch 1/500 chính là những dự án, công trình có mặt bằng xây dựng trên 2ha, 5ha. 

    Ngoài ra, quy trình để quy hoạch 1/500 được cơ quan có thẩm quyền được thông qua phải được thực hiện theo một trình tự nhất định như sau:
    - Tờ trình đề nghị cơ quan thẩm quyền thẩm định bản quy hoạch để được phê duyệt một cách nhanh chóng.
    - Chủ thể thực hiện dự án phê duyệt việc lập bản quy hoạch xây dựng cho công trình. Đây chính là yếu tố để khẳng định tiềm năng phát triển của dự án.
    - Tất cả những văn bản có tài liệu, thông tin liên quan đến việc quy hoạch đều cần phải được xem xét bởi các cấp thẩm quyền. Tất cả những văn bản đều phải có giá trị pháp lý để chuyển đến các cơ quan thẩm quyền quyết định.
    - Đơn vị đấu thầu xây dựng dự án phải có văn bản công nhận hoặc chứng nhận việc đầu tư dự án từ các cơ quan có thẩm quyền và vẫn đang có giá trị hiệu lực. 
    - Các bản thuyết trình về việc thực hiện quy hoạch 1/500 phải được thực hiện và trình bày. Bên cạnh đó còn các văn bản được đính kèm với bản vẽ chính như bản vẽ thống kê thu nhỏ trên khổ giấy A3, phụ lục, chú thích đi kèm.
    - Bản đồ thể hiện ranh giới hành chính của dự án, công trình, lô đất đang chuẩn bị xây dựng. 
    - Phạm vi cụ thể khi thực hiện bản quy hoạch 1/500 chi tiết phải được phân chia rõ ràng.
    - Đưa ra bản dự thảo về những điều cần thực hiện với bản quy hoạch chi tiết 1/500 sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ý nghĩa quy hoạch 1/500

    Ý nghĩa của quy hoạch 1/500 chính là căn cứ vô cùng quan trọng để xác định được ranh giới, vị trí của các công trình xây dựng. Nhờ có bản quy hoạch thì việc thiết kế cơ sở vật chất cũng như kỹ thuật xây dựng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Một mẫu quyết định phê duyệt 1/500
    Bởi vì quy hoạch 1/500 gắn liền với những công trình xây dựng từ dân dụng đến công nghiệp, dự án đầu tư… nên đây chính là cơ sở vô cùng quan trọng để cơ quan có thể quyền cấp giấy phép đầu tư cho dự án đang chuẩn bị được thực hiện.

Quy hoạch 1/2000 là gì?

    Quy hoạch 1/2000 chính là bước triển khai của quy hoạch chung khi xây dựng đô thị. Việc triển khai và quản lý quy hoạch chi tiết để xây dựng một đô thị với tỷ lệ 1/500 cũng dựa trên cơ sở Quy hoạch 1/2000 này.

Ý nghĩa quy hoạch 1/2000
    Quy hoạch chi tiết chính là giai đoạn mang tính định hướng cho dự án với mục đích là quản lý xây dựng. Đặc biệt giai đoạn này chưa có thiết kế chính thức cho công trình kiến trúc cụ thể. Quy hoạch 1/2000 chỉ có thể xác định được mạng lưới giao thông cũng như quy hoạch sử dụng đất.

Những nội dung quan trọng của quy hoạch 1/2000 cụ thể như sau:

    - Xác định được mạng lưới đường cũng như quy hoạch sử dụng đất. Trong đó, quy hoạch sử dụng đất phải chỉ ra được các chức năng khác nhau của các ô phố như mật độ xây dựng, diện tích ô phố, hệ số sử dụng đất, tầng cao tối thiểu – tối đa, chỉ giới đường đỏ…
    - Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan chỉ mang tính định hướng. Bởi vì đây là giai đoạn chưa có thiết kế cơ sở cho các công trình kiến trúc khác nhau. Vì vậy với bản quy hoạch 1/2000 thì chưa thể xác định được một cách cụ thể thiết kế chính xác của công trình kiến trúc là gì.
    - Quy hoạch 1/2000 phải được các cơ quan có thẩm quyền, các cấp chính quyền có đầy đủ điều kiện để cấp chứng chỉ quy hoạch thì mới có thể sử dụng đồ án quy hoạch để quản lý và xây dựng.

Chung cư 50 năm và chung cư vĩnh viễn là gì?

Bản chất sổ hồng chung cư 50 năm và chung cư vĩnh viễn là gì, mua chung cư sau 50 năm mất trắng không? Có nên mua căn hộ sở hữu 50 năm?

    Nếu bạn đang thắc mắc chung cư sau 50 năm thì sao, mua chung cư sau 50 năm mất trắng không thì hãy tìm hiểu những thông tin chi tiết giải thích ngay sau đây:

    Các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi được giao đất cũng chỉ trong thời hạn 50 năm để phòng tránh việc chủ đầu tư chậm triển khai dự án, dẫn đến lãng phí đất. Khi chuyển sang đất để ở thì chủ sở hữu căn hộ chung cư vẫn được sử dụng lâu dài dù hồ sơ dự án có ghi đất thuê 50 năm xây chung cư. 

    Tuy nhiên, với các loại hình bất động sản khác như trường học, văn phòng, bệnh viện,... sẽ có thời hạn 50 năm. Ngoài ra, người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam thì được cấp sổ hồng chung cư 50 năm, hết hạn có thể xin gia hạn thêm.

Đối với chung cư 50 năm có hai dạng:

    Các dự án chung cư 50 năm thường là condotel hoặc officetel, shophouse (căn hộ văn phòng) cũng được sở hữu 50 năm nhưng hết hiệu lực thuê thì hợp đồng chung cư 50 năm chấm dứt và không được đền bù. Dạng chung cư này khó để vay thế chấp ngân hàng cũng như khó để vay trả góp trừ khi là ngân hàng phát triển dự án đó. Bạn chỉ có thể đăng ký tạm trú (không được đăng ký hộ khẩu thường trú).

    Chung cư vĩnh viễn (lâu dài): Khi được cấp sổ hồng thì người mua được sở hữu chung cư lâu dài, không phải vĩnh viễn. Bạn nên phân biệt thời hạn sở hữu và niên hạn sử dụng. 

    Cả chung cư 50 năm và chung cư lâu dài thường được cải tạo sau 50 năm khi nó xuống cấp. Nhưng bạn nên đọc kỹ nó có thời hạn 50 năm hay lâu dài vì quyền lợi có phần khác:

    Chung cư lâu dài: Chung cư thuộc dự án đất sở hữu lâu dài. Sau khi bàn giao cho khách hàng thì được cấp sổ hồng, được cấp giấy tờ vay ngân hàng, sang nhượng. Khi chung cư xuống cấp được tái định cư hoặc đền bù một chung cư khác.

    Chung cư có thời hạn 50 năm: Không phải cứ mua chung cư thì sau 50 năm sẽ bị thu hồi, tùy theo kiểm định chất lượng chung cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà thời hạn sử dụng chung cư khác nhau.

    
    Chung cư sổ hồng 50 năm có nên mua? Thường thì giá sở hữu nhà chung cư sử dụng 50 năm thường rẻ hơn 25% – 30% so với các dự án cùng phân khúc và khu vực do chủ đầu tư không chịu tiền đất lâu dài quá cao và có nhiều ưu đãi.

Chung cư hết thời hạn 50 năm có được tiếp tục sử dụng?

Thời hạn sử dụng căn hộ chung cư đang là một trong những vấn đề mà được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai đang có ý định tìm mua chung cư để định cư.

Theo quy định hiện hành, khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý.

Trường hợp nhà chung cư còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng:

Chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm định, trừ trường hợp nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ hoặc được tất cả các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư.

Trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng:

Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác.

Khi nhà chung cư thuộc diện phá dỡ để xây dựng lại, các chủ sở hữu của chung cư sẽ được chủ đầu tư dự án lo chỗ ở tạm thời hoặc thanh toán tiền để người được tái định cư tự lo chỗ ở trong thời gian cải tạo, xây dựng lại; trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và chủ sở hữu thỏa thuận đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì các bên thỏa thuận về chỗ ở tạm thời của chủ sở hữu trong thời gian cải tạo, xây dựng lại.

Việc bố trí tái định cư cho các chủ sở hữu có nhà chung cư thuộc diện phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện như sau:

Trường hợp chủ sở hữu không có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương mà được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư;

Trường hợp chủ sở hữu có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì được bố trí nhà ở mới có diện tích tối thiểu bằng hoặc lớn hơn diện tích nhà ở cũ.

Trường hợp Nhà nước đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mà có chênh lệch về giá trị giữa nhà ở cũ và nhà ở mới thì việc thanh toán giá trị chênh lệch được thực hiện theo phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt; nếu doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và chủ sở hữu thỏa thuận đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì việc thanh toán giá trị chênh lệch được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.

SỔ HỒNG LÀ GÌ? SỔ ĐỎ LÀ GÌ?

Trong những năm vừa qua, câu hỏi: Sổ hồng là gì? Sổ đỏ là gì? luôn là vấn đề quan tâm của các cá nhân và hộ gia đình. Mặc dù chưa nghiên cứu kỹ về nội dung này nhưng họ nhờ sự tư vấn của một người đã kinh nghiệm làm hai loại sổ trên. Có thể do tâm lý muốn được công nhận khu đất nhà ở được an toàn và thuộc chính sở hữu của họ. Vì vậy, họ vội vàng tin tưởng vào những người đã kinh qua nhiều lần làm Giấy chứng nhận trên.
Để hỗ trợ các bạn làm thủ tục Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà ở trong tâm lý nắm luật và hiểu luật, bài viết dưới đây Tuyến Mai sẽ cung cấp những thông tin liên quan sổ đỏ, sổ hồng là gì? So sánh hai loại sổ trên? Quy định mới áp dụng hiện nay? Hãy cùng tham khảo nhé!

Sổ hồng là gì? Sổ đỏ là gì? và Các nội dung trong cuốn sổ
Sự khác nhau giữ sổ hồng và sổ đỏ
Quy định mới về cấp giấy chứng nhận:
Đối với sổ hồng, sổ đỏ được cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn giữ nguyên theo quy định cũ đã ban hành và được chấp nhận giá trị pháp lý theo đúng quy định đến nay. Đến tháng 10/2009, hai loại sổ trên được hợp nhất thành cuốn sổ và tên gọi chung “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, được ban hành bởi Bộ Tài nguyên – Môi trường. Đây là cuốn sổ được áp dụng cho tất cả các đối tượng trên cả nước (Tại Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực ngày 10/12/2009 và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành).Theo đó, điều 97 Luật Đất đai năm 2013 cũng đã quy định thống nhất giữa 3 cuốn sổ trên.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở của cá nhân hoặc hộ gia đình. Ngoài bìa của cuốn sổ có màu hồng nên mọi người gọi là sổ hồng. Loại sổ này thường được áp dụng các khu vực như nhà ở, khu vực đô thị, … Sổ hồng tiếng anh là House Ownership Certificate.
Các thông tin trên sổ hồng:
    - Tại trang số 1 của cuốn sổ: Gồm họ và tên chủ sở hữu đất, chủ sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền.
    - Tại trang số 2 của cuốn sổ: Thông tin toàn bộ về khu đất hoặc nhà ở và các tài sản khác gắn liền với mảnh đất.
    - Tại trang số 3 của cuốn sổ: Trình bày bản vẽ sơ đồ  mảnh đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với khu đất, những thay đổi nếu có sau khi cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.
    - Tại trang số 4 của cuốn sổ: Ghi lại những thông tin thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận (chuyển nhượng quyền sở hữu, kế thừa, …).

Kết Luận:
    Nhằm tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình cũng như hỗ trợ cải cách thủ tục hành trình tinh gọn, nhà nước vẫn giữ cả 3 loại sổ trên. Trong đó bao gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cuốn sổ có bìa ngoài màu đỏ), Giấy chứng quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở (cuốn sổ có bìa màu hồng), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (cuốn sổ mới có bìa màu hồng). Chúng đều có những giá trị và được chấp nhận theo đúng quy định của pháp luật.

3 Trường Hợp Nhà Ở Được Miễn GPXD từ 2021

Khi Luật Xây dựng sửa đổi có hiệu lực thi hành thì quy định về miễn giấy phép xây dựng nhà ở 2021 có sự thay đổi theo hướng nhiều trường hợp tại nông thôn phải có giấy phép xây dựng khi khởi công.

Lưu ý:

Việc miễn giấy phép xây dựng trong bài viết này áp dụng đối với nhà ở riêng lẻ.

- Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập (theo khoản 2 Điều 3 Luật Nhà ở 2014).

2021 có nhiều thay đổi về miễn giấy phép xây dựng nhà ở

Quy định về miễn giấy phép xây dựng nói chung và miễn giấy phép đối với nhà ở riêng lẻ nói riêng có sự thay đổi theo từng thời kỳ, cụ thể:

Từ nay đến hết ngày 31/12/2020

Điểm k khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 quy định các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa”

Như vậy, trước ngày 01/01/2021 khi xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn được miễn giấy giấy phép xây dựng, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

Hay nói cách khác, khi khởi công xây dựng nhà ở tại đô thị và nhà ở riêng lẻ xây dựng tại nông thôn nhưng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa phải có giấy phép xây dựng.

Từ ngày 01/01/2021

Khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (sau đây gọi tắt là Luật Xây dựng sửa đổi 2020) có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì quy định về miễn giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ có sự thay đổi, cụ thể:

Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định các trường hợp nhà ở riêng lẻ được miễn giấy phép xây dựng như sau:

“h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa”

Để tiện theo dõi, LuatVietnam đã chỉ rõ trường hợp khi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ phải có, được miễn giấy phép xây dựng theo bảng dưới đây.

TT

Khu vực phải có giấy phép

Miễn giấy phép xây dựng

1

Nhà ở riêng lẻ tại đô thị, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2

Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực  quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3

Nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng.

4

Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô từ 07 tầng trở lên.

Lưu ý: Chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.

Kết luận: Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng nhà ở có sự thay đổi từ ngày 01/01/2021 theo hướng nhiều nơi tại nông thôn phải có giấy phép xây dựng khi khởi công. Nếu có vướng mắc về giấy phép xây dựng, bạn đọc vui lòng liên hệ 0931.465.245 để được hỗ trợ nhanh nhất

Kiến thức môi giới