Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm BĐS. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm BĐS. Hiển thị tất cả bài đăng

5 trường hợp thu hồi sổ đỏ, sổ hồng đã cấp

Sổ đỏ, sổ hồng đã cấp sẽ bị thu hồi nếu không đúng đối tượng, không đúng diện tích, không đúng mục đích sử dụng đất…

Theo Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước sẽ thu hồi sổ đỏ, sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) trong 4 trường hợp sau:

Trường hợp 1. Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên sổ đã cấp

Nếu Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh và thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp sổ đỏ, sổ hồng đã cấp trước khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật đất đai; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thu sổ đỏ, sổ hồng đã cấp chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.

Các trường hợp thu hồi sổ đỏ, sổ hồng đã cấp
Nếu Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai và thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người thì người sử dụng đất nộp sổ đỏ, sổ hồng đã cấp trước khi bàn giao đất cho Nhà nước, trừ trường hợp cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện thu hồi đất có trách nhiệm thu sổ đỏ, sổ hồng đã cấp và chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.

Trường hợp 2. Cấp đổi sổ đỏ, sổ hồng đã cấp

- Trường hợp cấp đổi sổ đỏ, sổ hồng mà phải cấp sổ đỏ, sổ hồng thì người sử dụng đất nộp sổ đỏ, sổ hồng đã cấp trước đây cùng với hồ sơ đề nghị cấp đổi sổ đỏ, sổ hồng, hồ sơ đăng ký biến động.

- Văn phòng đăng ký đất đai quản lý sổ đỏ, sổ hồng đã nộp sau khi kết thúc thủ tục cấp đổi, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp 3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới sổ đỏ, sổ hồng.

Trường hợp 4. Thu hồi sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không đúng quy định pháp luật về đất đai.

Sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không đúng quy định pháp luật về đất đai là một trong những trường hợp sau đây:

Sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng diện tích đất, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng mục đích sử dụng đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp người được cấp sổ đỏ, sổ hồng đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người được cấp sổ đỏ, sổ hồng đã thực hiện thủ tục chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thừa kế, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và đã được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật thì Nhà nước không thu hồi sổ đỏ, sổ hồng.

Ngoài ra, việc thu hồi sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không thuộc 4 trường hợp trên chỉ được thực hiện khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã được thi hành:

Trường hợp 5. Khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã được thi hành theo Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013, Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 26 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP.

Thủ tục thu hồi sổ đỏ, sổ hồng đã cấp
Khoản 4 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định, việc thu hồi sổ đỏ đã cấp sẽ tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra có văn bản kết luận sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, nếu kết luận đó chưa đúng thì phải thông báo lại cho cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra; nếu quyết định đó là đúng thì quyết định thu hồi sổ đỏ, sổ hồng đã cấp.

Trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp sổ đỏ, sổ hồng phát hiện sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan thanh tra cùng cấp thẩm tra, nếu sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không đúng quy định của pháp luật thì thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do, sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho người sử dụng đất mà không có đơn khiếu nại thì ra quyết định thu hồi sổ đỏ, sổ hồng đã cấp.

Trường hợp người sử dụng sổ đỏ, sổ hồng đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì gửi văn bản kiến nghị đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp sổ đỏ, sổ hồng. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp sổ đỏ, sổ hồng có trách nhiệm kiểm tra, xem xét quyết định thu hồi sổ đỏ, sổ hồng.

CHI TIẾT QUY TRÌNH MUA BÁN CHUYỂN NHƯỢNG NHÀ ĐẤT 2022

Thủ tục mua bán nhà đất là một trong những thủ tục quan trọng bậc nhất và đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro nếu như không nắm rõ trình tự. Vậy thủ tục mua bán nhà đất gồm những bước nào? Hãy cùng NTH Property tìm hiểu qua bài viết sau.

Thủ tục mua bán nhà đất (thủ tục sang tên sổ đỏ khi mua đất, thủ tục công chứng mua bán đất) quyết định trực tiếp đến việc sở hữu tài sản an toàn về sau. Thủ tục mua bán nhà đất liên quan đến rất nhiều yếu tố khác như: Giấy chứng quyền, Luật đất đai 2013, hợp đồng mua bán, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất,…

I. Kiểm tra tính thông tin pháp lý tài sản

Khi thực hiện thủ tục mua bán nhà đất, ngoài các yếu tố cần thì tất nhiên pháp lý tài sản mang tính chất quyết định. Vì thế cần phải có sự kiểm tra kỹ càng các yếu tố dưới đây để tránh tình trạng sai sót hay khiếu nại thậm chí là thiệt hại tài sản về sau.

1. Thông tin về tranh chấp

Nhà đất thường là những tài sản có giá trị lớn, đối với một số người đôi khi còn là tài sản tích góp cả đời. Vì thế để đảm bảo an toàn, tránh vấp phải những cuộc tranh cãi, kiện tụng liên quan đến pháp lý thì không nên mua nhà đất đang tồn tại tranh chấp, bất kể là lớn hay nhỏ.

Về thông tin tranh chấp, người mua hoàn toàn có thể tìm hiểu trên các kênh mạng xã hội, báo chí, truyền hình hoặc tại các cơ quan Nhà nước chuyên trách.

Tuy nhiên, sẽ có một vài trường hợp tranh chấp về lối đi, hàng rào, thoát nước,… sẽ không được ghi nhận. Người mua có thể xác minh bằng cách thăm dò ý kiến của người dân gần khu vực đó.

2. Thông tin vay nợ thế chấp

Mua bán nhà đất đang bị thế chấp hoàn toàn hợp pháp, tuy nhiên để tránh những rủi ro không cần thiết, người mua cũng nên hạn chế lựa chọn những căn nhà hay mảnh đất đang bị thế chấp ngân hàng.

Người mua có thể nhận biết tài sản có đang bị thế chấp hay không bằng cách xem ở bìa 3 hoặc bìa 4 của sổ đỏ, sẽ có tờ giấy đính kèm thể hiện thông tin thế chấp và được đánh dấu giáp lai xác nhận của cơ quan đăng ký đất đai.

Bên cạnh đó, người mua cũng có thể tra cứu thông tin tài sản có thế chấp ngân hàng hay không miễn phí thông qua bản photo lưu trữ tại các văn phòng công chứng. 

Lưu ý: Nếu tài sản thế chấp cho cá nhân hoặc những tổ chức không chính thức thì những thông tin này sẽ không được lưu trữ và sẽ gây ra những trở ngại nhất định khi tìm hiểu thông tin.

3. Thông tin về người bán

Ngoài việc kiểm tra thông tin tranh chấp cũng như vay nợ thì thông tin về người bán cũng là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua.

Để đánh giá được độ uy tín của người bán, ngoài việc xác minh thông tin cơ bản thông qua mạng xã hội và người giới thiệu thì người mua cũng nên chú ý đến tác phong làm việc, trao đổi khi gặp mặt trực tiếp.

Nếu người mua lựa chọn một trong các dự án bất động sản có chủ đầu tư thì phải tìm hiểu thật kỹ về thông tin chủ đầu tư đó, bao gồm: Mức độ thâm niên, các dự án đã triển khai, chất lượng bàn giao, pháp lý sản phẩm, có từng tranh chấp kiện tụng hay không,…

II. Quy trình mua bán nhà đất đảm bảo an toàn và chính xác

Trước khi tiến hành thủ tục mua bán nhà đất, bên mua và bên bán cần thỏa thuận và đạt được sự thống nhất về giá cả.

Bước tiếp theo, người bán phải cung cấp sổ đỏ để bên mua rà soát lại các thông tin đảm bảo nhà đất thuộc quyền sở hữu của người bán, không vướng phải các vấn đề tranh chấp hay thế chấp.

Từ ngày 10/12/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP quy định thống nhất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở (sổ hồng) thành một loại giấy chung có tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn gọi là sổ hồng mới), do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Sau khi đã thống nhất giá cả và xem xét sổ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xong, hai bên sẽ tiến hành bước đầu tiên của thủ tục mua bán nhà đất như sau:

1. Đặt cọc mua đất

Đặt cọc mua đất được xem là bước đầu tiên sau quá trình kiểm tra các thông tin và quyết định tiến hành thủ tục mua bán nhà đất.

1.1. Thỏa thuận và ký hợp đồng đặt cọc

Theo Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”. 

Như vậy, hiểu một cách đơn giản là bên mua sẽ giao cho bên bán một số tiền để đảm bảo rằng hai bên sẽ ký hợp đồng mua bán (chuyển nhượng) quyền sử dụng đất.

Quy trình đặt cọc này có thể thực hiện ở phòng công chứng hoặc có sự chứng kiến của bên thứ 3 đồng thời được thể hiện trên hợp đồng đặt cọc.

Hợp đồng đặt cọc thường thể hiện thông tin bên bán và bên mua, giá bán, số tiền cọc, thời hạn công chứng hợp đồng, thời gian thanh toán số tiền còn lại, nghĩa vụ của các bên, các khoản chi phí để công chứng hoặc sang tên, điều khoản phạt nếu vi phạm hợp đồng.

Số tin đặt cọc sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau và được thể hiện rõ trong hợp đồng. Số tiền này thường được dựa trên giá trị nhà đất.

Việc đặt cọc này cũng thường được sử dụng trong các trường hợp nhà đất đó chưa có đủ điều kiện để mua bán. Ví dụ cần đo đạc lại, có một thành viên chưa về ký được,…

1.2. Những rủi ro của việc đặt cọc mua bán nhà đất

Tuy trước giờ luôn được thực hiện như một trình tự trong thủ tục mua bán nhà đất nhưng việc đặt cọc không phải là hình thức bắt buộc theo quy định của pháp luật dẫn đến nhiều rủi ro.

Những hình thức rủi ro thường gặp phải chẳng hạn như: Bên bán làm sổ giả, một khu đất bán cho nhiều người, bên bán hủy bỏ cọc khi thấy giá đất tăng, khi hết thời hạn cọc vẫn chưa đủ điều kiện bán hàng, không ký hợp đồng mua bán được do nhiều lý do bên lề hoặc đổ lỗi cho người mua,…

Biện pháp chế tài theo quy định của pháp luật hiện nay chỉ là bên có lỗi sẽ đề cọc bằng tiền cho bên còn lại chứ không quy định chuyển quyền sở hữu nhà đất sang cho bên mua. Tức là nếu bên mua vi phạm thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bắt người bán trả lại tiền cọc (nếu được chấp thuận).

2. Thanh toán và ký kết hợp đồng mua bán nhà đất

Theo quy định tại Luật Đất đai thì hợp đồng mua bán/hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đất của cá nhân và hộ gia đình đều phải được công chứng tại Văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại UBND xã nơi có nhà đất.

2.1. Chuẩn bị hồ sơ công chứng

Theo khoản 1 Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014 thì các bên cần chuẩn bị một số giấy tờ sau: 

Đối với bên bán:

– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người ký bán;

– Sổ hộ khẩu;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân cũng như tình trạng tài sản (chung hay riêng);

– Tài liệu chứng minh tài sản riêng và một số giấy tờ khác (tùy thuộc vào nhân thân và tài sản cụ thể);

Đối với bên mua: 

– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của vợ và chồng;

– Sổ hộ khẩu;

– Giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân cũng như tình trạng tài sản (chung hay riêng);

Ngoài ra, hai bên cần phải chuẩn bị những giấy tờ dưới đây:

– Phiếu yêu cầu công chứng (thường do bên mua chuẩn bị theo mẫu nhưng bên bán cũng có thể chuẩn bị theo thỏa thuận.

– Có thể soạn trước hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, thường sẽ yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo.

2.2. Công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Sau khi đã chuẩn bị đủ giấy tờ, hai bên đến văn phòng công chứng hoặc UBND nơi có nhà đất để làm thủ tục ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đất. Văn phòng công chứng hoặc tổ chức có thẩm quyền sẽ kiểm tra, soạn thảo hợp đồng và công chứng theo quy định của pháp luật.

3. Nộp hồ sơ mua bán nhà đất đến cơ quan công quyền

Thủ tục hoàn tất, sẽ tiến hành mang hồ sơ lên phòng địa chính nơi quản lý nhà đất để nộp và tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ cho người mua. 

Sau khi đã công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng mà hai bên hoặc một bên hoặc bên thứ ba (có văn bản ủy quyền) sẽ tiến hành nộp hồ sơ để sang tên quyền sử dụng đất. 

Người nộp sẽ nộp hồ sơ cho chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai (thường là bộ phận thuộc UBND) Quận, Huyện, Thành phố hoặc Thị xã để tiến hành việc cập nhật và sang tên.

Hồ sơ đăng bộ sang tên nhà đất bao gồm:

– Đơn đăng ký biến động mẫu số 09/ĐK;

– Bản chính và bản sao hợp đồng công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

– Bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Bản sao CMND/CCCD và sổ hộ khẩu của bên bán và bên mua;

– Tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu số 01/LPTB;

– Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng minh tài sản;

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 03/BĐS-TNCN và các giấy tờ chứng nhận đối tượng được miễn thuế (nếu có);

– Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nếu là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp khác;

4. Nộp thuế, lệ phí trước bạ

Sau khi nhận được hồ sơ từ chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc từ người nộp thì Chi Cơ quan Thuế sẽ thông báo để thực hiện đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và lệ phí trước bạ.

Mức thuế TNCN từ chuyển nhượng nhà đất hiện nay là 2% trên giá chuyển nhượng và mua bán. Trường hợp giá chuyển nhượng và mua bán thấp hơn bảng giá đất của UBND cấp tỉnh thì Cơ quan Thuế sẽ áp dụng theo bảng giá của UBND cấp tỉnh hoặc có thể yêu cầu các bên kê khai lại số thuế khi có dấu hiện kê khai giá thấp để giảm số thuế đóng.

Mức lệ phí trước bạ hiện nay là 0,5% trên giá lệ phí trước bạ theo giá đất tại Bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành dựa theo quy định của pháp luật về đất đai ngay tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ, trừ những trường hợp được miễn, giảm lệ phí trước bạ.

Thời hạn nộp lệ phí, thuế:

– Thực hiện nộp lệ phí trước bạ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo nộp lệ phí của Cơ quan Thuế;

– Thời gian nộp phải thông báo cho Cơ quan Thuế;

– Cơ quan Thuế sẽ tính và thông báo số thuế cần nộp;

5. Văn phòng Đăng ký Đất đai ra quyết định thẩm định

Sau khi đã hoàn tất 4 bước nếu trên, đóng thuế và lệ phí trước bạ cũng như các loại phí khác thì Văn phòng Đăng ký Đất đai sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra lại lần nữa thông tin thửa đất hoặc bất động sản. Đây là khâu giữ vai trò quyết định đến việc thủ tục mua bán nhà đất có được hoàn tất hay không.

6. Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Khi đã nộp thuế đầy đủ, người mua đến Ủy ban Nhân dân Quận, Huyện nộp toàn bộ hồ sơ nhà đất, hợp đồng mua bán nhà đất và biên lai trước bạ. Sở Địa chính nhà đất sẽ tiến hành đăng ký thay đổi chủ sở hữu nhà đất và người mua chính thức trở thành chủ của căn nhà.

Đây cũng được xem là bước cuối cùng để hoàn thiện thủ tục mua bán nhà đất. Người mua chỉ cần đợi 20-45 ngày (kể từ ngày đăng ký) là có thể nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

III. Tóm tắt lại quy trình thủ tục mua bán nhà đất

Tóm lại, thủ tục mua bán nhà đất sẽ bao gồm:

Đặt cọc mua đất;

Thanh toán và ký hợp đồng mua bán nhà đất;

Nộp hồ sơ mua bán nhà đất đến cơ quan công quyền;

Nộp thuế và lệ phí trước bạ;

Văn phòng Đăng ký Đất đai ra quyết định thẩm định;

Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Có Nên Đầu Tư Vào Thị Trường LAGI Thời Điểm Này

Thời gian gần đây, thị trường LAGI đang là tâm điểm bàn luận trên các diễn đàn cộng đồng BĐS. Vậy LAGI hiện đang có gì mà thu hút nhà đầu tư đến vậy. Cùng NTH Property tìm hiểu nhé!
Tiềm năng kinh tế biển Hiện nay, La Gi là một trong ba ngư trường lớn của Bình Thuận với sản lượng khai thác hàng năm trên 60.000 tấn.
Sở hữu bờ biển dài 28km, hải sản đa dạng, có nhiều loài giá trị kinh tế cao. Năm 2018, sản lượng khai thác đạt 62.900 tấn, thu về khoảng 1.500 tỷ đồng. Trong đó, cảng La Gi sẽ được đầu tư để trở thành cảng thương mại tổng hợp làm đầu mối dịch vụ hậu cần, cung ứng vật tư, nhiên liệu; nơi tàu thuyền cập bến tiêu thụ sản phẩm. Sau khi cảng La Gi được nâng cấp, thay vì giá trị thu về trong 1 năm khoảng 1.500 tỷ đồng thì có thể đạt đến mức nhân đôi với cùng một mức khối lượng thủy hải sản như hiện nay, nhờ tận dụng triệt để lượng sản phẩm khai thác được. La Gi còn là đô thị trung tâm của vùng kinh tế phía Tây Nam của Bình Thuận nên được đầu tư bài bản. Nơi này đang hướng tới xây dựng mô hình đô thị gắn liền khai thác lợi thế biển. Trong đó, lấn biển để làm kinh tế là ý tưởng được đánh giá hiệu quả cao, tiềm năng lớn.
Tiềm năng hạ tầng Theo quy hoạch của UBND tỉnh Bình Thuận, dự kiến năm 2021 thị xã La Gi sẽ phát triển lên thành phố. Đến năm 2025, La Gi sẽ là khu đô thị phức hợp hành chính, hình thành hàng loạt khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ, thể thao hiện đại… 
Vừa qua, đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã được khởi công xây dựng. Song song với tuyến đường này có một tuyến đường khác đang chuẩn bị khởi công để kéo tuyến cao tốc gần hơn với thành phố La Gi trong tương lai. Đó là tuyến Hàm Kiệm – Tiến Thành kết nối đường ĐT.719B (đường ven biển thứ 2 ở Bình Thuận). Đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sau khi xuống Quốc lộ 1A sẽ nối đường Hàm Kiệm – Tiến Thành, dẫn xuống biển. Con đường dài khoảng 10,2 km, rộng 37m, nối đường ĐT.719B tại Tiến Thành (Phan Thiết). Từ đây, đường ĐT.719B dài hơn 25 km chạy vòng xuống ven biển kết nối thành phố La Gi trong tương lai, đồng thời nối sân bay Phan Thiết (đang được khẩn trương giải quyết các thủ tục để khởi công). Đường Hàm Kiệm – Tiến Thành dự kiến tổng vốn đầu tư khoảng hơn 460 tỷ đồng; đường ĐT.719B có mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.
UBND tỉnh Bình Thuận cũng đang mở rộng đường ĐT.719 lên 32m, dẫn từ thành phố Phan Thiết đến thị xã La Gi, có vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng. Ngoài ra, Quốc lộ 55 (đoạn qua Bình Thuận) đang được khẩn trương đền bù giải tỏa. Đây là tuyến đường huyết mạch kết nối nhiều khu vực quan trọng ở miền Đông Nam Bộ với thị xã La Gi như: TP HCM, sân bay Long Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận. Không dừng lại ở đó, La Gi còn được kết nối với 3 tuyến đường quan trọng khác: Hàm Minh – Thuận Quý, Tà Cú – Tân Thuận, Hàm Tân – La Gi. Đó là chưa kể sân bay quốc tế Long Thành đã khởi công giai đoạn 1, dự kiến trong năm 2025 sẽ đi vào khai thác. Cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo đã khởi công và hàng loạt tuyến đường kết nối cao tốc đến Vịnh Hòn Lan cũng đang được gấp rút chuẩn bị triển khai. Sau khi hoàn thành, thời gian di chuyển từ TP HCM đi Bình Thuận sẽ được rút ngắn chỉ còn 2 – 3 giờ.

Tiềm năng du lịch Tại Bình Thuận, mặc dù là thiên đường mới nổi, song du lịch Lagi được đánh giá ổn định và có khả năng khai thác dịch vụ du lịch đa dạng.
Ngoài du lịch biển đảo với các danh thắng như Cam Bình, Đồi Dương, hòn Bà, mỏm Đá Chim, thị xã Lagi còn nổi danh với nhiều di tích lịch sử, tâm linh. Nổi bật phải kể đến: Dinh Thầy Thím, dinh Vạn Phước Lộc, đền thờ nữ thần Thiên Y Ana Ngoài ra, Lagi nằm giữa tam giác du lịch trọng điểm của khu vực phía Nam bao gồm TP.HCM – Vũng Tàu – Phan Thiết. Khi tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đi vào hoạt động, nếu thời gian lái xe từ TP.HCM đến Phan Thiết là hơn 2,5 giờ thì đến Lagi chỉ mất gần 1,5 giờ. Ở chiều ngược lại, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết cũng rút ngắn thời gian từ Vũng Tàu và Phan Thiết đến Lagi chỉ còn chưa đến 1 giờ di chuyển. Đó là chưa kể, sân bay Phan Thiết sẽ giúp Lagi thu hút một lượng lớn khách du lịch đến từ các tỉnh phía Bắc và du khách quốc tế.

BĐS Lagi Vẫn Còn Rất Rẻ So Với Thị Trường Biển Ở Khu Vực Khác

Giá đất ven biển tại Nha Trang hay Đà Nẵng hiện đang ở mức 350-500 triệu đồng/m2
Vũng Tàu hiện quỹ đất ven biển không còn, ở Bình Châu, Hồ Tràm thì cũng đã lên đến 60-120 triệu/m2


THEO BẠN, VỚI CÁC YẾU TỐ ĐÓ CÓ GIÚP LAGI LÀ THỊ TRƯỜNG ĐẦU TƯ HẤP DẪN
VỚI TIỀM NĂNG TĂNG GIÁ TRONG TƯƠNG LAI?
DỰ ÁN LAGI NEW CITY ĐANG LÀ TÂM ĐIỂM QUAN TÂM THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI
Tham Khảo dự án Lagi New City tại đường link: Dự Án Lagi New City - Danh Khôi

Mua nhà dự án: người mua phải đặc biệt lưu ý!

Nhiều trường hợp người mua nhà trên giấy (nhà ở hình thành trong tương lai) rơi vào tình thế “trở tay không kịp” chỉ vì bất cẩn bỏ qua 5 điều khoản này trong Hợp đồng mua bán. Đây là những điều khoản quan trọng hàng đầu, giúp bảo vệ quyền lợi của người mua nhà trước chủ đầu tư dự án.

1. Tiến độ thanh toán của dự án

Một đặc điểm của việc mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là việc thanh toán được chia nhỏ làm nhiều đợt, xuyên suốt tiến độ xây dựng của dự án.

Do đó, loại hình mua bán nhà ở này phù hợp với những gia đình trẻ cần thời gian chuẩn bị tài chính để mua nhà. Ở từng dự án khác nhau sẽ có tiến độ thanh toán khác nhau. Tuy nhiên, tất cả những phương thức thanh toán chuẩn đều phải tuân theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật Kinh doanh Bất động sản 2014. Cụ thể:
    - Đợt thanh toán đầu tiên không vượt quá 30% giá trị hợp đồng mua bán (khi chưa xong phần móng cọc khối đế).
    - Những đợt tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng nhưng tổng giá trị thanh toán không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà cho khách hàng.
    - Nếu bên bán (chủ đầu tư) là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng giá trị thanh toán không quá 50% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà.

    - Trong trường hợp bên mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì bên bán, bên cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng; giá trị còn lại của hợp đồng được thanh toán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua.

Bên cạnh đó, các chủ đầu tư ngày nay thường liên kết với các ngân hàng để đưa ra các gói thanh toán ưu đãi cho khách mua nhà ở hình thành trong tương lai. Người mua nên cân nhắc kỹ khả năng tài chính để lựa chọn phương án thanh toán phù hợp cho mình.

2. Hình thức xử lý nếu bên bán trễ hạn bàn giao nhà

    Đối với từng dự án nhà ở khác nhau thì thời gian hoàn thành các hạng mục cũng sẽ khác nhau. Có thể hiểu, thị trường nhà ở hình thành trong tương lai hiện nay không có thời gian bàn giao nhà cố định.

    Trong Hợp đồng mua bán, thời hạn bàn giao nhà phải được chủ đầu tư cam kết rõ ràng. Trường hợp chủ đầu tư chậm tiến độ bán giao nhà thì phải chịu phạt vi phạm theo hợp đồng mua nhà mà 02 bên đã cam kết thỏa thuận.

    Ví dụ về Trách nhiệm do vi phạm thời hạn bàn giao nhà ở của Bên bán: "Trường hợp Bên Bán vi phạm nghĩa vụ bàn giao Nhà Ở (chậm trễ, không thực hiện việc bàn giao Nhà Ở theo thời hạn quy định tại khoản 5.2 Điều 5 của Hợp Đồng khi Bên Mua đã đáp ứng đủ điều kiện để được nhận bàn giao Nhà Ở theo điểm b, điểm c, điểm d khoản 5.3 Điều 5 của Hợp Đồng) thì cứ 01 (một) ngày chậm trễ bàn giao Nhà Ở, Bên Bán phải chịu một khoản phạt vi phạm theo mức 0,05%/ngày (không phẩy không năm phần trăm một ngày) trên tổng số tiền mà Bên Mua đã thực thanh toán, nhưng trong mọi trường hợp tổng số tiền phạt mà Bên Bán phải chịu do vi phạm thời hạn bàn giao Nhà Ở sẽ không vượt quá 20% (hai mươi phần trăm) Giá Bán Nhà Ở. Các Bên thống nhất rằng, khoản phạt vi phạm này là chế tài duy nhất đối với hành vi vi phạm Hợp Đồng của Bên Bán."

3. Các quy định về trang, thiết bị bàn giao

    Những hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai thường sẽ đính kèm Tài liệu về trang thiết bị bàn giao đi kèm. Bạn cần đọc kỹ tài liệu này để đảm bảo nhận được nhà ở bàn giao chất lượng.

    Trong trường hợp người mua đã đóng tiền nhưng đến khi nhận bàn giao nhà họ mới biết chất lượng nhà ở không đúng như những gì mà chủ đầu tư cam kết trong hợp đồng thì người mua cần ghi lại biên bản với bộ phận bàn giao, sau đó ra văn bản không nhận nhà.

    Một hướng giải quyết khác là người mua vẫn nhận nhà nhưng sau đó niêm phong lại để mời cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến xác nhận, đánh giá mức độ thiệt hại để làm thủ tục khởi kiện.

    Do đó, để tránh mất thời gian và tiền bạc, người mua nhà nên xem xét, cân nhắc kỹ về dự án và uy tín của chủ đầu tư trước khi "xuống tiền".

Lưu ý khi mua đất tái định cư

Đất tái định cư là gì? Có nên mua đất tái định cư không? Cần lưu ý những gì khi mua đất tái định cư?

Hiện nay, với nền kinh tế phát triển, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, Nhà nước buộc phải thu hồi đất, nhà cửa theo quy hoạch. Để ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất, Nhà nước sẽ có những chính sách bồi thường, trong đó có bồi thường đất tái định cư. 

Chính vì vậy, đất tái định cư hiện nay được rao bán khá nhiều, với giá khá rẻ. Vậy, có nên mua đất tái định cư không? Bài viết sau đây sẽ làm rõ cho bạn.
1. Đất tái định cư là gì?
Đất tái định cư là đất do Nhà nước cấp để bồi thường thiệt hại khi có quyết định thu hồi đất theo quy định. Đất này nhằm hỗ trợ người dân có đất bị thu hồi ổn định cuộc sống. 

Về mặt pháp lý, đất tái định cư được xem là đất ở. Do vậy, chủ sở hữu có đầy đủ các quyền sở hữu hợp pháp theo quy định, bao gồm việc mua bán, chuyển nhượng, tặng cho như các loại đất khác.

2. Có nên mua đất tái định cư không?
Có 02 trường hợp bạn cần cân nhắc khi mua đất tái định cư như sau:

2.1. Trường hợp mua đất tái định cư đã có Sổ đỏ
Trường hợp đất tái định cư được cấp Sổ đỏ thì chủ sở hữu hoàn toàn được phép thực hiện giao dịch mua bán đất. 
Trường hợp đất tái định cư chưa có Sổ đỏ nhưng đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì vẫn có thể sang tên, tách sổ, thế chấp,…

2.2. Trường hợp mua đất tái định cư không có Sổ đỏ
Mua đất chưa có Sổ đỏ, nhất là đất tái định cư sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Chẳng hạn như:Bên mua khó được cấp Sổ đỏ

Hiện nay, pháp luật không thừa nhận việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa có Sổ đỏ. Vì vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của suất tái định cư chỉ được cấp cho người được bố trí tái định cư (chủ gốc).

Những lưu ý không nên bỏ qua khi mua, bán nhà đất

Với nhiều người, việc mua một khu đất đã có sổ đỏ là hoàn toàn có thể yên tâm. Song trên thực tế, đôi khi sổ đỏ chỉ là mảnh giấy màu đỏ! Vấn đề quan trọng không kém là thửa đất đó có khớp với bản vẽ trên giấy tờ hay không. Việc này cần phải đến tận nơi kiểm tra mới có thể xác định chính xác.

Thông tin về quy hoạch

Bạn nên tìm hiểu ngôi nhà, thửa đất định mua có đang nằm trong quy hoạch hay dự án nào hay không. Nếu chỉ nhìn hồ sơ, giấy tờ sổ đỏ, thậm chí khi đã tra cứu ở văn phòng công chứng (VPCC) thì bạn cũng không thể nắm hết thông tin nhà đất bạn đang định mua.

Người bán nhà hoặc người môi giới có thể không cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực, thậm chí có những trường hợp bản thân người bán cũng không biết được nhà, đất của mình nằm trong quy hoạch (do quy hoạch treo từ cách đây quá lâu).

Về nguyên tắc, bạn sẽ không được chuyển nhượng, mua bán nếu nhà, đất nằm trong quy hoạch. Nếu không có đầy đủ thông tin, bạn dễ gặp trường hợp làm hợp đồng công chứng, trả tiền xong mới phát hiện không thể làm thủ tục sang tên được.

Phương án lúc này là cần mang bản photo sổ đỏ đến bộ phận một cửa của UBND quận, huyện nơi có nhà, đất đó để hỏi thông tin. Sau đó, bộ phận một cửa hoặc là sẽ hướng dẫn và nhận hồ sơ của bạn, hoặc sẽ hướng dẫn bạn đến bộ phận phụ trách cung cấp cho bạn thông tin quy hoạch đó.

Phương hướng giải quyết này tùy thuộc cách quản lý của từng UBND, bởi có một số nơi còn lập riêng một bộ phận chuyên trả lời thông tin quy hoạch, dự án cho người dân.

Thông tin về tranh chấp

Đối với những vụ tranh chấp lớn, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt thông tin bằng nhiều cách khác nhau như thăm hỏi địa phương, tìm kiếm thông tin trên internet, truyền hình, hoặc thậm chí thấy những thông tin tranh chấp đó trên cơ sở dữ liệu của VPCC.

Nhưng những tranh chấp nhỏ, tranh chấp “ngầm” thì rất khó thấy. Chẳng hạn, tranh chấp lối đi, hàng rào, đường thoát nước…với hàng xóm, hoặc có khi chỉ là “nhìn mặt thấy ghét”. Những loại tranh chấp này sẽ hơi khó tìm hiểu, cần chịu khó hỏi thông tin từ hàng xóm xung quanh căn nhà hay thửa đất bạn định mua. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi UBND phường, xã nơi có đất thông tin về các tranh chấp này.

Thông tin vay nợ thế chấp

Nếu thửa đất có sổ đỏ đã được thế chấp ngân hàng thì nhận biết bằng cách xem ở bìa 4 (hoặc bìa 3) của sổ đỏ sẽ thấy thông tin thế chấp, hoặc đính kèm 1 tờ giấy riêng ghi thông tin thế chấp, giữa tờ này và sổ đỏ có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký đất đai. Trường hợp người bán muốn giấu thông tin thế chấp, họ sẽ gỡ tờ đó ra, khi quan sát sẽ thấy ở 1 góc, cạnh nào đó của sổ đỏ chỉ có 1 nửa dấu giáp lai, trường hợp này tuy hiếm nhưng không phải không có.

Ngoài ra, thông tin về thế chấp ngân hàng cũng có thể tra cứu được ở các VPCC thông qua bản photo sổ đỏ, thông thường việc tra cứu này là miễn phí. Tuy nhiên, những trường hợp có thể tra cứu là hình thức thế chấp qua ngân hàng, nếu thế chấp cho cá nhân hoặc các tổ chức cho vay “nóng”, vay “lãi cao” thì việc truy tìm nguồn gốc đất sẽ rất khó khăn.

Trên thực tế, việc dùng sổ đỏ thế chấp để vay nóng, vay lãi cao cho dù có hiệu lực hay vô hiệu cũng đều ảnh hưởng lớn đến việc mua và sử dụng nhà, đất. Đặc biệt là khi người bán không chỉ thế chấp ở một nơi mà có thể là nhiều nơi. Vì vậy, bạn cũng nên lưu ý điều này.

Tìm hiểu thông tin người bán, người mua

Nếu người bán là chính chủ, ngoài việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến thế chấp hay tranh chấp, khi bạn tiếp xúc và trao đổi sẽ cảm nhận được độ đáng tin cậy và trung thực của họ. Nếu đánh giá đúng về tính cách và bản chất của người bán, điều này sẽ giúp ích cho bạn trong việc trả giá nhiều hơn là đánh giá tính pháp lý.

Nếu người bán hoặc người mua là một môi giới, là người trung gian giao dịch sản phẩm với bạn, bạn cũng không cần quá quan trọng việc người trung gian môi giới đó là cá nhân hay nhân viên của công ty bất động sản. Nhiều cá nhân môi giới mát tay và có chi phí thấp hơn công ty bất động sản. Hơn nữa, công ty bất động sản dù sao cũng là một pháp nhân nên có thể giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn.

Ngoài ra, nếu được nên tìm hiểu thông tin đời sống cá nhân người bán hoặc người mua, có thể từ vợ, chồng, con, người thân của họ hoặc hỏi những người hàng xóm,…Việc này có thể giúp hạn chế rủi ro, nhưng phần lớn tùy thuộc vào sự nhạy bén và một chút may mắn của bạn nữa.

Chuẩn bị giấy tờ công chứng

Thông thường, việc tìm VPCC sẽ do một bên đảm nhận, theo thỏa thuận trước của các bên. Khi đã chọn được VPCC, bạn có thể đến trực tiếp hoặc nếu không có thời gian thì gọi điện thoại để tư vấn và tham khảo về hướng dẫn các giấy tờ cần chuẩn bị nhằm thực hiện giao dịch mua, bán.

Khi ký hợp đồng công chứng, các VPCC sẽ kiểm tra toàn bộ giấy tờ gốc của các bên. Như vậy, các bên cũng có thể yên tâm khi có các công chứng viên trợ giúp việc kiểm tra giấy tờ thật, giả.

Các giấy tờ cần thiết cho thủ tục mua bán nhà đất gồm:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ),

Thông báo nộp lệ phí trước bạ,

CMND và hộ khẩu của bên bán,

Giấy đăng ký kết hôn của bên bán hoặc giấy xác nhận độc thân hoặc văn bản thỏa thuận tài sản riêng – chung của vợ chồng,

CMND và hộ khẩu của bên mua.

Các giấy tờ cần thiết cho thủ tục sang tên sổ đỏ gồm:

02 bản sao hộ khẩu và CMND của vợ chồng bên chuyển nhượng và bện nhận chuyển nhượng,

02 bản sao giấy đăng ký kết hôn kết hôn khi đã có gia đình hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân khi chưa có gia đình của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng,

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao và bản chính để đối chiếu) của bên chuyển nhượng.

Sau khi chuẩn bị xong các loại giấy tờ trên, bạn có thể mang trước một bộ các giấy tờ photo đến VPCC để kiểm tra và tư vấn thêm nếu cần sửa hay bổ sung.

Sau khi VPCC thông báo giấy tờ đầy đủ và hợp pháp, lúc này, bạn có thể hẹn ngày ký hợp đồng công chứng.

Ký hợp đồng, giao tiền, giao giấy tờ và sổ đỏ gốc

Hai bên đến VPCC ký và công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng. Sau khi ký xong thì về lý thuyết, giao dịch đã hoàn thành và có hiệu lực. Tuy nhiên trên thực tế, lúc này đa số bên mua vẫn chưa giao tiền, bên bán vẫn chưa giao giấy tờ sổ đỏ gốc.

Hợp đồng công chứng là căn cứ pháp lý có hiệu lực và quan trọng nhất đối với một giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất, đồng thời cũng là một trong các loại giấy tờ chính để làm thủ tục sang tên sổ đỏ. Vì vậy, các bên cần phải thận trọng khi giao nhận hợp đồng công chứng khi chưa giao tiền hay giấy tờ sổ đỏ gốc. Trường hợp này bạn có thể tham khảo một số cách sau:

Mỗi bên lấy đủ số bản hợp đồng cho mình nhưng chưa giao tiền và giấy tờ sổ đỏ gốc;

Nhờ VPCC giữ hợp đồng cho đến khi giao tiền, giao giấy tờ xong thì hai bên cùng qua VPCC lấy hợp đồng công chứng;

Sau khi đã thỏa thuận được cách giao hợp đồng công chứng, hai bên cùng nhau ra ngân hàng để bên mua giao tiền và gửi vào tài khoản ngân hàng do bên bán lựa chọn. Đồng thời bên bán nhận tiền và giao sổ đỏ bản gốc cùng các giấy tờ cần thiết cho bên mua.

Sang tên sổ đỏ

Việc sang tên trên VPCC sẽ mang lại một số lợi ích như thủ tục pháp lý được tinh giản, đỡ rườm rà trong khâu bổ sung các giấy tờ còn thiếu bởi tất cả các giấy tờ đã có sẵn ở đó. Hơn nữa, VPCC cũng nắm rõ bạn cần những giấy tờ loại gì và số lượng bản sao cần thiết cho các thủ tục.

Ngoài ra, VPCC còn có khả năng liên hệ với các văn phòng đăng ký đất đai một cách dễ dàng và thuận tiện hơn những nơi khác. Đồng thời, chi phí sang tên cũng sẽ thấp hơn khi bạn làm ở những nơi khác (chẳng hạn như luật sư). Có một số VPCC cũng hợp tác với các luật sư và văn phòng luật sư, vậy nên nhiều trường hợp cũng không khác gì việc bạn thuê dịch vụ của luật sư.

Có một trường hợp đặc biệt nhưng khá phổ biến hiện nay, đó là bạn mua nhà đang bị thế chấp và bạn sẽ phải dùng một phần trong số tiền mua nhà để giải chấp với ngân hàng trước, sau đó mới làm hợp đồng mua bán, chuyển nhượng công chứng chính thức.

Với trường hợp này, ngoài hợp đồng đặt cọc (tùy theo thỏa thuận của các bên), bạn cũng có thể yêu cầu người bán lập hợp đồng hứa bán, hứa chuyển nhượng. Một số VPCC có thể đồng ý công chứng loại hợp đồng này.


Tháng 7 âm có nên mua đất không? Những lưu ý khi mua đất tháng cô hồn

 

Mua đất, làm nhà là những việc quan trọng của đời người. Vì vậy, trước khi lên kế hoạch làm những công việc này, nhiều người thường xem ngày tháng đẹp để mong gặp thuận lợi, may mắn và tránh xui xẻo.

Trong số đó, khá nhiều người đặt ra câu hỏi: “Tháng 7 âm có nên mua đất không? Cần lưu ý gì những gì khi mua đất tháng cô hồn?”. Và để giải đáp cho những thắc mắc này, mời đọc giả cùng NTH Property làm rõ thông tin cho bạn.

I. Tháng 7 âm có nên mua đất không?

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là thời điểm ma quỷ về với dương gian. Do đó, tháng này còn được gọi là tháng cô hồn. 

Cũng vì quan niệm trên mà hầu hết người dân kiêng làm việc đại sự như mua nhà, mua đất,… trong tháng 7 âm.

Nếu mua đất để xây nhà, tháng cô hồn lại càng không phải thời điểm thích hợp, bởi đây là tháng mưa ngâu. Việc những trận mưa kéo dài nhiều ngày liên tiếp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch khởi công xây nhà của gia chủ. 

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quan niệm không nên mua nhà, đất tháng cô hồn đã không còn được đặt nặng như trước. Thay vào đó, nhiều khách hàng đã gạt đi mọi điều kiêng kỵ, mê tín để quyết định “xuống tiền”. 

Họ cho rằng, đây là thời điểm mà các chủ đầu tư thường tung ra rất nhiều các chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu mua bán. Đi kèm với đó là giá cả và hậu mãi tương đối hấp dẫn.

Các nhà môi giới bất động sản cũng nhận định, mua đất tháng 7 âm rất có lợi cho khách hàng và nhà đầu tư. Bởi lẽ, người dân đa phần “né” giao dịch bất động sản trong tháng này. Vậy nên, các doanh nghiệp phải áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, hạ giá. Nếu bỏ qua yếu tố tâm linh nói trên thì việc mua nhà đất tháng này sẽ được giá rất tốt.

II. Những mẹo nhỏ khi mua đất tháng 7 âm 

Mặc dù thị trường nhà đất trong tháng 7 âm có chững lại một chút. Tuy nhiên, chính vì việc mạnh dạn gom mua đất trong tháng cô hồn của một số nhà đầu tư khiến số lượng sản phẩm bán ra tương đối ổn định.

Thậm chí, nhờ các chương trình ưu đãi nên một vài công ty còn có số lượng bán ra tốt hơn. Như vậy, mua nhà đất trong tháng 7 âm không chỉ hạn chế được tình trạng cạnh tranh mà khả năng “trúng lớn” là rất cao.

Tháng 7 âm có nên mua đất không sẽ tùy vào quan niệm và nhu cầu của nhà đầu tư. Nếu bạn quyết định đầu tư bất động sản vào tháng này, có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ sau đây để giao dịch được thuận lợi.

1. Đặt cọc mua đứt nhưng nhận Sổ đỏ vào tháng sau

Đối với nhà đất, căn hộ thuộc các dự án, người mua hoàn toàn có thể đặt cọc, thậm chí ký hợp đồng mua bán. Bởi đây chỉ là hình thức, không ảnh hưởng nhiều đến tâm linh. 

Hầu hết các dự án sẽ cấp Sổ hồng cho khách hàng sau ít nhất 01 – 02 tháng tính từ thời điểm ký hợp đồng. Vì vậy, việc mua nhà đất trong tháng 7 âm hoàn toàn không có vấn đề gì đáng lo ngại.

Riêng đối với việc mua bán đất tự do, người mua và người bán nên thỏa thuận rõ ràng về thời điểm giao nhận Sổ đỏ. Hai bên có thể làm hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc ký nhận tiền cọc. 

Do hồ sơ được lưu trữ sẵn ở UBND xã nên người bán chỉ cần hẹn ngày bàn giao và người mua thanh toán đủ số tiền còn lại vào tháng sau.

Nếu cơ quan chức năng yêu cầu phải hoàn thành mọi thủ tục trong tháng 7 âm lịch thì bạn vẫn có thể tiến hành. Bạn chỉ cần làm việc trên giấy tờ, không động chạm đến thửa đất là được.

2. Mua đất nhưng chưa xây nhà

Cho dù bạn đang cần xây nhà gấp để ở hay sử dụng buôn bán, song vẫn chỉ nên mua đất và tuyệt đối không làm gì với nó. Bởi lẽ, việc động thổ hay xây cất móng đều không nên tiến hành trong tháng 7 âm lịch. 

Mua đất ở thời điểm tháng cô hồn sẽ tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, bạn nên chờ hết tháng để chắc chắn việc làm ăn của bạn trong tương lai sẽ được thuận lợi.

3. Lựa chọn vị trí đất có phong thủy tốt

Mua đất tháng 7 âm hay bất kỳ tháng nào thì yếu tố phong thủy cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi mua đất, bạn nên chú ý lựa chọn các thửa đất vuông vức, không bị ngã ba, ngã tư đâm vào. 

Nếu mọi thứ đều tốt, bạn hoàn toàn có thể quyết định mua luôn trong tháng 7 âm. Điều quan trọng là khi cúng bái, cần phải xem rõ phương hướng, ngày giờ phù hợp và tránh làm trong tháng cô hồn. Về việc này, bạn có thể tìm đến các chuyên gia phong thủy để được tư vấn tốt nhất.

Như vậy, tháng 7 âm có nên mua đất không sẽ phụ thuộc rất lớn vào tâm lý của khách hàng và nhà đầu tư. Nếu bạn không quan trọng vấn đề tâm linh mà chỉ muốn tiết kiệm tài chính, mua đất tháng cô hồn sẽ không có gì bất ổn.

Kinh nghiệm BĐS